22 Kết quả cho Hashtag: 'GIÁN ĐIỆP MẠNG'
-
Vai trò không gian mạng trong các cuộc chiến quân sự trên thế giới (Phần III)
Nguyễn Trường An (Tạp chí An toàn thông tin) , Nguyễn Thế Hùng (Học viện Phòng không - Không quân)11:52 | 25/01/2024Chiến lược quân sự trên không gian mạng là một trong những nội dung ưu tiên trong chiến lược an ninh quốc gia của Trung Quốc, là nhân tố quan trọng đối với hệ thống quản trị Internet và độc lập chủ quyền của quốc gia này. Vai trò của không gian mạng ngày càng trở nên quan trọng đặt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Trong đó, cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc, Mỹ và các nước phương Tây ngày càng gia tăng, cũng như những căng thẳng giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực có nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến toàn diện về quân sự. Bài viết sẽ tìm hiểu về vai trò của không gian mạng trong các cuộc chiến quân sự của Trung Quốc. -
Phân tích chiến dịch gián điệp mạng Sea Turtle của tin tặc Thổ Nhĩ Kỳ
Hồng Đạt13:53 | 23/01/2024Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền thông, Internet (ISP), nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và các trang web của người Kurd ở Hà Lan đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch gián điệp mạng mới do nhóm tin tặc có tên gọi là Sea Turtle thực hiện. Nhóm này hoạt động với động cơ chính trị nhằm thu thập thông tin tình báo phù hợp với những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ. Bài viết này sẽ cùng phân tích về các hoạt động của nhóm tin tặc này và các kỹ thuật trong chiến dịch mới nhất, dựa trên báo cáo điều tra của công ty an ninh mạng Hunt&Hackett (Hà Lan). -
Chiến dịch gián điệp mạng Sea Turtle nhắm mục tiêu vào các công ty của Hà Lan
Thanh Bình13:43 | 17/01/2024Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền thông, Internet, các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) và các trang web của người Kurd ở Hà Lan đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch gián điệp mạng mới được thực hiện bởi một nhóm tin tặc Türkiye-nexus có tên là (Rùa biển). -
Phân tích các chiến dịch tấn công mạng của nhóm tin tặc Stately Taurus nhắm vào Chính phủ Philippines
Hồng Đạt08:34 | 04/12/2023Nhóm tin tặc Stately Taurus được cho là có liên quan đến các chiến dịch tấn công mạng gần đây nhắm vào các cơ quan thuộc Chính phủ Philippines, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước về tranh chấp Biển Đông trong vài tháng qua. -
Báo cáo xu hướng tấn công APT trong quý 3/2023
ĐT14:49 | 27/10/2023Hàng năm, nhóm Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu (GReAT) của Kaspersky sẽ công bố các bản tóm tắt mỗi quý về các hoạt động tấn công có chủ đích (APT). Đây là một hoạt động thường niên để cung cấp cái nhìn tổng quan thông tin về các mối đe dọa được duy trì trong suốt hơn 5 năm qua của Kaspersky. Bài viết này trình bày về các xu hướng tấn công APT nổi bật trong quý 3/2023 dựa trên báo cáo mới đây của hãng bảo mật đến từ Nga. -
Phân tích bộ công cụ tấn công mạng của nhóm tin tặc APT36
Hồng Đạt08:51 | 13/10/2023Vào tháng 7/2023, các chuyên gia bảo mật tại nhóm nghiên cứu ThreatLabz của công ty an ninh mạng Zscaler đã phát hiện các hoạt động độc hại mới do nhóm tin tặc APT36 có trụ sở tại Pakistan thực hiện. Đây là một nhóm đe dọa mạng tinh vi có lịch sử thực hiện các hoạt động gián điệp có chủ đích ở Nam Á. ThreatLabz quan sát APT36 nhắm mục tiêu vào Chính phủ Ấn Độ bằng cách sử dụng bộ công cụ quản trị từ xa (Remote administration tool - RAT) Windows chưa từng được biết đến, các công cụ gián điệp mạng với các tính năng mới, cùng cơ chế phân phối được cải tiến và phương thức tấn công mới trên Linux. -
Chiến dịch gián điệp mạng sử dụng mã độc RDStealer đánh cắp dữ liệu chia sẻ trên Remote Desktop
Đinh Văn Hùng10:05 | 10/07/2023Vừa qua, theo báo cáo từ công ty an ninh mạng Bitderfender (Romani) cho biết, một chiến dịch tấn công gián điệp mạng có chủ đích sử dụng mã độc mới được viết bằng ngôn ngữ lập trình Golang có tên là “RDStealer” đã được các tin tặc thực hiện nhằm đánh cắp dữ liệu từ các ổ đĩa được chia sẻ thông qua ứng dụng kết nối từ xa Remote Desktop Protocol (RDP). -
Tin tặc Trung Quốc sử dụng backdoor mới tấn công các tổ chức quân sự
M.H10:59 | 16/05/2021Công ty an ninh mạng Bitdefender vừa công bố một nghiên cứu mới về chiến dịch gián điệp mạng trên diện rộng nhắm vào các tổ chức quân sự tại Đông Nam Á trong gần 2 năm qua, được cho là có liên quan tới tin tặc Trung Quốc. -
OceanLotus: Mở rộng hoạt động gián điệp mạng thông qua các trang web giả mạo
Đăng Thứ (Theo Volexity)13:46 | 09/12/2020OceanLotus hay còn được gọi là APT32 là một tổ chức tấn công mạng nguy hiểm. Kể từ khi hoạt động, nhóm đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào Trung Quốc, cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Bài viết này giới thiệu tới bạn đọc một số chiến dịch lớn sử dụng rất nhiều trang web giả mạo mà OceanLotus tận dụng để tấn công người dùng. -
Phát hiện chiến dịch gián điệp mạng tại châu Á - Thái Bình Dương
Mai Hương10:54 | 13/05/2020Một nhóm tin tặc Trung Quốc đã bị phát hiện đứng sau một chiến dịch gián điệp mạng nhằm vào các tổ chức chính phủ ở Úc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Brunei. Chiến dịch này đã tồn tại ít nhất 5 năm qua mà không bị phát hiện.