32 Kết quả cho Hashtag: 'PHẦN MỀM GIÁN ĐIỆP'
-
Google cảnh báo nhiều lỗ hổng zero-day trên Android và iOS được khai thác để cài đặt phần mềm gián điệp
Ngọc Ngân09:52 | 13/04/2023Nhóm phân tích mối đe dọa (TAG) của Google đã phát hiện ra một số chuỗi khai thác sử dụng lỗ hổng zero-day và n-day của Android, iOS và Chrome để cài đặt phần mềm gián điệp thương mại và ứng dụng độc hại trên thiết bị của mục tiêu. -
Dự đoán các mối đe dọa trực tuyến năm 2023
Nguyễn Tiến Dũng (Học viện Cảnh sát nhân dân)10:11 | 03/03/2023Trong bối cảnh các mối đe dọa trực tuyến liên tục thay đổi và đã phát triển đáng kể trong vài năm qua, với sự mở rộng của các hoạt động như mã độc tống tiền, lừa đảo tiền điện tử, các loại phần mềm gián điệp, trojan,… Trong năm 2022, thông qua các chiến dịch tấn công mạng, thị phần tội phạm đã và đang hình thành những loại hình mới, phương thức mới, với phần lớn theo đuổi các mục tiêu chung, đó là lợi nhuận tài chính hay các tác động đến chính trị. Tuy nhiên, cách thức thực hiện các cuộc tấn công mạng lại thay đổi theo từng năm, và việc hiểu được những thay đổi trong chiến thuật và công cụ của tin tặc có thể giúp các tổ chức cải thiện khả năng bảo mật. Bài báo sẽ đưa ra những dự đoán một số nội dung chính về bối cảnh mối đe dọa trực tuyến đối với người dùng vào năm 2023 dựa trên những báo cáo đánh giá và phân tích dự báo của hãng bảo mật Kaspersky. -
Sự trở lại của SpyNote: Phần mềm gián điệp trên Android với mục tiêu nhắm vào các tổ chức tài chính
Trường An08:59 | 16/01/2023Công ty an ninh mạng ThreatFabric (Hà Lan) vừa đưa ra cảnh báo về một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức tài chính, chiến dịch này sử dụng biến thể mới (với các đặc điểm của phần mềm gián điệp và trojan ngân hàng) của phần mềm độc hại trên Android có tên gọi là “SpyNote”, đã phát tán và lây nhiễm cho người dùng ít nhất từ tháng 10/2022. -
Phát hiện và ngăn chặn phần mềm gián điệp trên thiết bị Smartphone
Mai Vũ07:48 | 11/01/2023Hiện nay, trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô nhắm vào đối tượng là người dùng sử dụng Smartphone, các phương thức tấn công cũng vì thế được tin tặc thay đổi và phát triển với mức độ tinh vi hơn, đặc biệt là các phần mềm, ứng dụng độc hại được sử dụng để theo dõi, đánh cắp thông tin dữ liệu. Do đó, mỗi cá nhân nên trang bị những kỹ năng cần thiết giúp nhận biết và bảo vệ các thiết bị smartphone của chính mình. Để làm rõ điều này, bài báo sau đây sẽ cung cấp đến độc giả cách thức phát phát hiện phần mềm gián điệp dựa vào các dấu hiệu và một số tùy chọn để gỡ bỏ, ngăn chặn các cuộc tấn công độc hại. -
Gia tăng của các chiến dịch tấn công trên thiết bị di động
Hồng Đạt15:20 | 28/11/2022Các nhà nghiên cứu tại Kaspersky phát hiện một chiến dịch tấn công bằng phần mềm gián điệp trên Android. Với tên gọi là SandStrike, các tin tặc đã sử dụng một ứng dụng VPN độc hại để tải phần mềm gián điệp trên thiết bị Android, từ đó đánh cắp thông tin đăng nhập và dữ liệu của người dùng. -
Cảnh báo phần mềm gián điệp chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng
Hương Mai16:36 | 08/12/2020Qua công tác bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lực lượng Công an phát hiện một phần mềm gián điệp, được các đối tượng sử dụng nhằm lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng điện thoại hệ điều hành Android. -
Hệ thống giám sát, chống thất thoát và diệt phần mềm gián điệp dựa trên truy vấn tên miền độc hại
TS. Phạm Việt Trung09:20 | 23/02/2018Phòng thí nghiệm trọng điểm An toàn thông tin đã đề xuất xây dựng một hệ thống giám sát, chống thất thoát dữ liệu và diệt các PMGĐ, bao gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng là máy chủ DNS Sinkhole với nhiệm vụ kiểm soát, điều khiển các kết nối độc hại về địa chỉ IP an toàn (IP Sinkhole). Phần mềm là AV-DLP (antivirus - chống thất thoát dữ liệu) với 3 chức năng: giám sát, cảnh báo máy tính trạm có truy vấn đến tên miền độc hại; ngăn chặn các hành vi đánh cắp thông tin trong máy tính rồi gửi đến máy chủ C phát hiện và tiêu diệt PMGĐ dựa trên hành vi khi chúng hoạt động.