29 Kết quả cho Hashtag: 'TẤN CÔNG CÓ CHỦ ĐÍCH'
-
Dự đoán các mối đe dọa nâng cao năm 2024
TS. Nguyễn Tiến Dũng (Học viện Cảnh sát nhân dân)09:29 | 13/02/2024Các cuộc tấn công APT (Advanced Persistent Threat) hiện nay là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất vì chúng sử dụng các công cụ và kỹ thuật phức tạp, đồng thời thường nhắm đến những đối tượng, mục tiêu có giá trị và khó phát hiện. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, những cuộc tấn công mạng tinh vi này thậm chí trở nên khó lường hơn. Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky (GReAT) đã tiến hành giám sát một số nhóm tin tặc APT, phân tích xu hướng và dự đoán hoạt động trong tương lai để đón đầu bối cảnh mối đe dọa ngày càng gia tăng. Trong bài báo này sẽ đưa ra dự đoán xu hướng các mối đe dọa APT trong năm 2024 dựa trên báo cáo của GReAT. -
Dự đoán về xu hướng tấn công có chủ đích trong năm 2023
Lê Mạnh Phong (Công an tỉnh Hòa Bình)10:05 | 27/02/2023Bất ổn chính trị trong năm 2022 dẫn đến những ảnh hưởng và tác động đến tình hình an ninh mạng trên thế giới, trong đó các cuộc tấn công mạng vẫn là mối đe dọa thường trực với các phương thức, kỹ thuật tấn công và quy mô ngày càng lớn hơn. Do vậy, các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân người dùng nên phải lường trước các mối nguy cơ, cũng như chuẩn bị các phương án sẵn sàng để chủ động đối phó trước các sự cố an ninh mạng. Một việc làm hữu ích về vấn đề này là cố gắng dự đoán các xu hướng và các sự kiện quan trọng có thể xảy ra trong tương lai gần. Bài báo sẽ gửi đến độc giả những dự báo về các hình thức tấn công có chủ đích (APT) có thể xảy ra trong năm 2023 dựa trên những đánh giá và phân tích của Kaspersky. -
Dự báo xu hướng tấn công có chủ đích trong năm 2022 (Phần I)
Phạm Bình Dũng10:15 | 04/02/2022Trong năm 2021, cách thức và mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa tấn công có chủ đích (Advanced Persistent Threat – APT) vẫn tiếp tục gia tăng. Bất chấp bản chất thay đổi liên tục của chúng, người dùng có thể nhìn vào các xu hướng APT gần đây để dự đoán những gì có thể xảy ra trong năm 2022. Phần I bài báo dưới đây sẽ điểm lại một số dự đoán của các chuyên gia của Kaspersky trong năm 2021 về tấn công APT. -
Tại sao doanh nghiệp cần trang bị dịch vụ Threat Intelligence trong kỷ nguyên số?
Thu Trang13:34 | 24/11/2021Sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến các cuộc tấn công có chủ đích (APT) ngày càng phức tạp và khó lường hơn. Những cuộc tấn công này hướng đến các nạn nhân chủ yếu là các cơ quan chính phủ, các tập đoàn tư nhân lớn, bởi các động cơ kinh doanh hoặc chính trị thường xảy ra với quy mô lớn gây tổn thất nặng nề. -
Phương pháp tìm kiếm các mối đe dọa an toàn thông tin mạng dựa trên các phân tích MITRE ATT&CK
TS. Đào Tuấn Hùng, TS. Hoàng Thái Hổ10:33 | 25/05/2020Bài viết trình bày nguyên lý sử dụng nền tảng MITRE ATT&CK - một mô hình mối đe dọa dựa trên hành vi để xác định cảm biến bảo mật thích hợp và xây dựng, kiểm tra, tinh chỉnh khả năng phân tích hành vi bằng cách mô phỏng kẻ tấn công. Phương pháp này có thể được áp dụng để tăng tính bảo mật cho hệ thống mạng của doanh nghiệp, tổ chức… bằng cách phân tích các lỗ hổng bảo mật, đánh giá các sản phẩm bảo mật điểm cuối, xây dựng và thiết lập cấu hình phân tích hành vi cho một môi trường cụ thể, thực hiện kiểm tra bảo mật đối với mô hình mối đe dọa chung bằng cách mô phỏng “đội tấn công” để giả lập các hành vi tấn công mạng đã biết. -
Cục An toàn thông tin cảnh báo nguy cơ tấn công có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức Việt Nam
M.H11:06 | 07/05/2020Theo cảnh báo nguy cơ tấn công có chủ đích (APT) vào các cơ quan, tổ chức Việt Nam, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các cơ quan tăng cường giám sát, sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện dấu hiệu tấn công. -
Bản tin video An toàn thông tin số 16 - Tháng 9/2018
Tạp chí An toàn thông tin09:50 | 04/10/2018Bản tin video An toàn thông tin số 16 - Tháng 9/2018 bao gồm các tin sau: Diễn tập phòng chống tấn công có chủ đích trên các mạng CNTT của các cơ quan Đảng, Nhà nước; Hơn 50 triệu người dùng Facebook bị tấn công; Phát hiện mã độc tống tiền Virobot lây lan nhanh qua email; Bộ định tuyến TP-Link tồn tại lỗ hổng cho phép truy cập từ xa; Phát hiện Trojan sử dụng chữ ký số hợp pháp; Điểm tin cập nhật bản vá lỗ hổng bảo mật tháng 9/2018. -
VNCERT phát lệnh điều phối ngăn chặn hệ thống máy chủ điều khiển mã độc tấn công có chủ đích
13:26 | 12/09/2017Ngày 7/9/2017, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã phát lệnh điều phối, yêu cầu những đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trên toàn quốc giám sát nghiêm ngặt, ngăn chặn kết nối tới những máy chủ điều khiển mã độc tấn công có chủ đích.