2 Kết quả cho Hashtag: 'MÃ XÁC THỰC THÔNG ĐIỆP'
-
Đánh giá chính xác cận an toàn cho mã xác thực LightMAC
Nguyễn Tuấn Anh14:56 | 03/06/2019CSKH-01.2018 - (Tóm tắt) LightMAC là mã xác thực thông điệp được Atul Luykx đề xuất sử dụng trong các môi trường có tài nguyên hạn chế và có cận an toàn không phụ thuộc vào độ dài thông điệp. Thuật toán LightMAC sinh ra nhãn xác thực có độ dài tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, đánh giá an toàn trong [1] lại sử dụng trực tiếp kết quả dành cho độ dài nhãn xác thực bằng kích cỡ mã khối cơ sở của Dodis [2]. Trong bài báo này, đầu tiên, chúng tôi đánh giá cận an toàn của mã xác thực LightMAC trong trường hợp độ dài nhãn xác thực nhỏ hơn kích cỡ của mã khối cơ sở. Sau đó, sự phụ thuộc vào độ dài thông điệp trong cận an toàn của LightMAC được xem xét lại. -
Một số phân tích về độ an toàn của cấu trúc xác thực thông điệp dựa trên hàm băm theo mô hình hàm giả ngẫu nhiên
Nguyễn Bùi Cương, Triệu Quang Phong, Nguyễn Tuấn Anh08:30 | 28/06/2017CSKH-03.2016 - (Tóm tắt) - Cấu trúc NMAC (Nest Message Authentication Code) và biến thể HMAC (Hash MAC) được đưa ra bởi Mihir Bellare, Ran Canetti và HugoKrawczyk vào năm 1996 ([1]). Tuy nhiên cho đến nay cấu trúc HMAC chỉ được phát biểu với một số nhận xét liên quan mà chưa có chứng minh về tính an toàn cụ thể nào cho mô hình này. Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá mô hình an toàn NMAC theo cách tiếp cận của cấu trúc Băm-rồi-MAC (Hash then MAC) và đưa ra một giả thiết khác đối với hàm nén để chứng minh chi tiết độ an toàn của HMAC.