12 Kết quả cho Hashtag: 'THUẬT TOÁN MẬT MÃ'
-
Google bổ sung mã hóa kháng lượng tử trong phiên bản Chrome 116 nhằm tăng cường bảo mật TLS
Hữu Tài14:38 | 17/08/2023Google đã công bố kế hoạch bổ sung hỗ trợ cho các thuật toán mã hóa kháng lượng tử trong trình duyệt Chrome, bắt đầu từ phiên bản 116, bằng cách triển khai cơ chế đóng gói khóa (KEM) để bảo vệ việc chia sẻ bí mật mã hóa đối xứng trong quá trình thiết lập kết nối mạng TLS an toàn. -
Một phương pháp mã hóa phân vùng dữ liệu trên máy tính nhúng (Phần I)
Nguyễn Ngọc Quỳnh, TS. Nguyễn Chung Tiến, TS. Đỗ Cao Khánh (Học viện Kỹ thuật mật mã)10:25 | 21/04/2023Hiện nay, các ứng dụng sử dụng hệ thống Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) phát triển nhanh về số lượng dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn về lộ lọt dữ liệu nhạy cảm. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề xuất một phương pháp mã hóa phân vùng trên máy tính nhúng sử dụng dm-crypt và LUKS để bảo vệ dữ liệu cho ứng dụng camera, đồng thời tích hợp thêm thuật toán mật mã Kuznyechik trong chuẩn GOST R34.12-2015 trên máy tính nhúng Raspberry Pi. Trong phần I, bài báo đi tìm hiểu về các phương pháp mã hóa dữ liệu và trình bày về các giải pháp mã hóa dữ liệu lưu trữ, giới thiệu nguyên lý hoạt động và một số công cụ phần mềm hỗ trợ mã hóa dữ liệu cả về thương mại lẫn mã nguồn mở, tìm hiểu sâu hơn về giải pháp mã hóa phân vùng bằng dm-crypt và LUKS trên máy tính nhúng, cụ thể là Raspberry Pi. -
Thuật toán mật mã trong TLS 1.3
TS. Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Văn Duẩn Học viện Kỹ thuật mật mã17:27 | 15/11/2022Giao thức SSL/TLS được sử dụng để bảo mật kênh truyền cho rất nhiều dịch vụ mạng hiện nay như: dịch vụ Web, Email, Database, VoIP... TLS 1.3 là phiên bản mới nhất của giao thức này với nhiều ưu điểm như tốc độ nhanh và độ an toàn cao hơn so với các phiên bản trước [1]. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về cách thức hoạt động và thuật toán mật mã được sử dụng trong TLS 1.3. -
Mạng di động 5G: những thách thức cho các thuật toán mật mã
TS. Trần Duy Lai11:30 | 09/04/2021Mạng không dây thế hệ thứ năm (5G) là một trong những bước phát triển của công nghệ di động, được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng. Nhưng những ưu điểm của 5G lại mang đến những thách thức mới, gây ảnh hưởng đến các thuật toán mật mã. Bên cạnh thông tin chia sẻ về những thách thức cho thuật toán mật mã, bài báo này cung cấp cho độc giả thông tin về các thuật toán hiện có trong 5G. -
Giải pháp xây dựng hệ mật khóa đối xứng
Lưu Hồng Dũng, Nguyễn Ánh Việt10:53 | 11/02/2021Bài viết đề xuất giải pháp xây dựng thuật toán mật mã khóa đối xứng từ việc phát triển hệ mã sử dụng khóa một lần OTP (One-Time Pad). Ưu điểm của thuật toán xây dựng theo giải pháp mới đề xuất là tính an toàn và hiệu quả thực hiện được kế thừa mật mã OTP. Đồng thời việc thiết lập, quản lý - phân phối và sử dụng khóa của thuật toán đề xuất dựa trên các hệ mã khóa đối xứng đang được ứng dụng trong thực tế (DES, AES…). -
Bảo mật tầng vật lý: Một phương pháp bảo mật không dùng thuật toán mật mã
Nguyễn Như Tuấn11:18 | 07/01/2021Bảo mật truyền tin tầng vật lý cho mạng vô tuyến không sử dụng thuật toán mật mã đang được nghiên cứu rất rộng rãi trên thế giới. Phương pháp này có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với phương pháp bảo mật dùng mật mã truyền thống tại các tầng phía trên để tăng mức độ an toàn, hoặc sử dụng để truyền các tham số bí mật trong hệ thống bảo mật sử dụng thuật toán mật mã. Bài báo này giới thiệu về ý tưởng và cơ sở bảo mật của phương pháp bảo mật tầng vật lý cho mạng truyền tin không dây. -
Giới thiệu về thuật toán mã hóa Kuznyechik của Liên bang Nga
Trần Hồng Thái; Nguyễn Văn Long; Hoàng Đình Linh - Viện Khoa học - Công nghệ mật mã09:10 | 17/09/2018Bảo mật và an toàn thông tin, trong đó kỹ thuật mật mã đóng vai trò then chốt, là yếu tố tiên quyết để triển khai các hoạt động giao dịch điện tử. Do đó, việc chuẩn hóa các thuật toán mật mã sử dụng cho lĩnh vực kinh tế - xã hội luôn được các nước quan tâm, cập nhật và bổ sung. Các mã khối Magma và Kuznyechik được công bố trong tiêu chuẩn GOST R 34.12-2015 của Liên bang Nga. Bài báo này tổng hợp ngắn gọn về nguyên lý thiết kế và độ an toàn kháng lại các tấn công thám mã của thuật toán mã hóa Kuznyechik. -
Một số thuật toán, sản phẩm mật mã của NSA dùng để bảo vệ các hệ thống thông tin của Mỹ
Trần Hồng Thái, Ban Cơ yếu Chính phủ14:45 | 28/12/2017Các thuật toán mật mã và sản phẩm mật mã dùng để bảo vệ các hệ thống thông tin quân sự và chính phủ Mỹ cũng như của các nước trên thế giới là những thông tin bí mật tuyệt đối. Các thuật toán mật mã phổ biến (như DES, AES, RSA,...), các giao thức bảo mật (như IPSEC,...) thông thường chỉ được sử dụng để bảo vệ thông tin ở mức nhạy cảm cho lĩnh vực thương mại, hoặc tối đa ở mức MẬT cho lĩnh vực quân sự và chính phủ. Bài báo này tổng hợp và giới thiệu về các thuật toán mật mã, sản phẩm mã hóa của Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) và một số vấn đề về quản lý khóa mật mã của NSA dùng cho các thiết bị truyền thông quân sự. -
Chọn thuật toán cho chuẩn hàm băm năm 2012
15:02 | 19/07/2011Cuộc thi chọn chuẩn hàm băm mới được Viện Tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ (NIST) phát động nhằm thay thế SHA-1,SHA-2 đã bước sang năm thứ Tư, đã qua hai vòng tuyển chọn và đã tìm được 5 ứng cử viên vào vòng chung kết. Mỗi cuộc thi chọn thuật toán chuẩn mật mã luôn là sự kiện quan trọng và lôi cuốn sự chú ý của cộng đồng mật mã quốc tế. Trong cuộc thi này, liêu thuât toán nào sẽ được chọn làm chuẩn hàm băm mới? -
Một vài cảm nhận về 10 năm của AES
15:02 | 05/07/2011Vào đầu năm 2009, Vincent Rijmen đã viết bài về 10 năm của thuật toán Rijndael "10 years of Rijndael" để nhìn lại quá trình thuật toán mã khối Rijndael được công nhận làm chuẩn mã hóa tiên tiến (AES) của Mỹ và sự phát triển tiếp theo của nó. Bài viết đã thể hiện niềm tự hào của tác giả về Rijndael mà vẫn bảo đảm tính khách quan bởi vì Rijmen là nhà khoa học và ông đang trao đổi công khai về một vấn đề khoa học.