Khi sử dụng các tính năng liên quan đến việc trả tiền thông qua các website, người dùng nên bật chế độ"Incognito mode" hoặc "Private Browsing" để trình duyệt không lưu các mật khẩu quan trọng vào bộ nhớ. Sau khi thoát khỏi trình duyệt, mọi thông tin về người dùng cũng sẽ không bị lưu vào browser.
Luôn cài đặt mật khẩu cho các thiết bị di động của bạn để đề phòng các trường hợp người khác tự động sử dụng thiết bị khi không được phép.
Hãy đặt chế độ thông báo người khác tìm kiếm thông tin về mình trên Google. Để sử dụng dịch vụ này, bạn hãy đăng nhập vào website http://www.google.com/alerts để đăng ký. Nếu muốn Google xác định chính xác tên mình, bạn hãy đặt trong dấu ngoặc kép.
Hãy tập thói quen đăng xuất khỏi các dịch vụ như Facebook, Gmail, Twitter và các mạng xã hội khác sau khi sử dụng xong. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được các trường hợp có người vô tình sử dụng được tài khoản của mình.
Bạn cũng cần kiểm tra các tính năng bảo mật trên mạng xã hội thường xuyên bởi các dịch vụ này hay thay đổi chính sách định kỳ.
Đối với dịch vụ Gmail, hãy sử dụng tính năng hai tầng mật khẩu. Nhờ đó, những người muốn đăng nhập vào tài khoản của bạn cần phải có thêm mã xác nhận được Google gửi về điện thoại chính chủ. Để kích hoạt tính năng này, trong giao diện Gmail, bạn chọn Settings > Accounts > Change account settings > Other Google Account settings > Security > 2-step verification > Edit.
Hãy sử dụng những mật khẩu phức tạp, bao gồm cả chữ cái viết hoa và chữ số.
Thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ cache và lịch sử lướt web trên browser định kỳ. Điều này giúp bạn tránh được những người dùng chung máy tính theo dõi các hoạt động của mình trên Internet.
8 cách bảo vệ thông tin cá nhân thời đại số hóa
Trong thời đại CNTT bùng nổ như hiện nay, người dùng có thể tự bảo vệ mình bằng cách không lưu lại các thông tin duyệt web trên browser hoặc kích hoạt tính năng “mật khẩu hai tầng” cho một số dịch vụ Internet.
Trang liên kết