Đào tạo An toàn thông tin đạt chứng chỉ quốc tế tại Học viện Kỹ thuật Mật mã

15:02 | 05/04/2010

Khoa An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật Mật mã (Học viện KTMM) đã trở thành đối tác chính thức của Học viện Mạng Cisco và trung tâm Microsoft, thành lập trung tâm đào tạo và tổ chức thi cấp các chứng chỉ của Cisco, Microsoft. Mô hình này tạo điều kiện cho sinh viên Học viện cũng như sinh viên các trường ngoài được học tập, thực hành trên thiết bị thật và còn có thể đạt được các chứng chỉ Quốc tế uy tín như CCNA, MCSA,....

Học viên sau khi tốt nghiệp khóa học CCNA, MCSA của Học viện có thể tham gia quản trị mạng, quản trị hệ thống, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, làm việc trong môi trường đòi hỏi cường độ cao. Ngoài ra, học viên có thể phát triển và nâng cao kiến thức về mạng, về hệ thống thông qua các khóa học tiếp theo như CCNP, CCIE, MCSE,....

Tham gia các khóa học tại Học viện KTMM, học viên được cung cấp các điều kiện thuận lợi sau:

Học tập trong môi trường đào tạo hiện đại theo tiêu chuẩn của Cisco, Microsoft, thực hành dựa trên các trang thiết bị hiện đại (thời gian thực hành chiếm trên 50% thời gian học để đáp ứng nhu cầu thực tế sau khi tốt nghiệp). Ngoài ra, học viên còn được đăng ký thực hành ngoài giờ miễn phí và được sự hỗ trợ/ tư vấn kỹ thuật của giảng viên và kỹ thuật viên trong quá trình học cũng như sau khi hoàn thành khóa học tại Học viện.

Giảng dạy theo giáo trình cập nhật có bản quyền của hãng Cisco, Microsoft, với đội ngũ giảng viên, nhiều kinh nghiệm, có chứng chỉ giảng dạy quốc tế CCAI (Cisco Certified Academy Instructor) hoặc MCT (Microsoft Certified Trainer) và nhiều chứng chỉ khác như: CCNA, CCNP, CCSP, CCIE, MCSA, MCSE, MCITP...

Mô hình giảng dạy truyền thống kết hợp E – Learning đem lại các bài giảng có tính trực quan cao và thường xuyên có sự phản hồi từ hai phía: Học viên  với Học viện, Học viên với Giảng viên và ngược lại.

Các học viên có kết quả học tập tốt sẽ được giới thiệu đi thực tập tại các công ty, được tham gia vào chương trình hỗ trợ tuyển dụng việc làm của Học viện.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học do Học viện KTMM cấp và có thể tham gia các kỳ thi chứng chỉ quốc tế ngay tại trung tâm khảo thí của Học viện hoặc bất kỳ trung tâm khảo thí Prometric nào.

Học viện KTMM đã tổ chức đào tạo và thi cấp chứng chỉ các khoá học sau:

1. Khóa học CCNA (Cisco Certified Network Associated):

Mục tiêu: Giúp học viên nắm rõ các khái niệm, nguyên lý hoạt động của hệ thống mạng máy tính, mô hình mạng OSI, giao thức TCP/IP, IPV6, mạng LAN, công nghệ mạng WAN, intranet, internet, các phương thức định tuyến (Routing), chuyển mạch (Switching), chia VLAN, VPN, Wireless, cách cấu hình và quản trị các thiết bị mạng Switch, Router của Cisco. Học viên được trang bị đủ kiến thức để có thể cấu hình, triển khai, quản trị mạng; có khả năng thi lấy chứng chỉ quốc tế CCNA của hãng Cisco.

Đối tượng: Học sinh, sinh viên chuyên ngành CNTT hoặc điện tử viễn thông ở các trường đại học, học viện đã học xong khoá học quản trị mạng của Aptech, NIIT; các nhân viên triển khai hệ thống mạng LAN, WAN, các nhân viên quản trị mạng trong doanh nghiệp.

Khóa học CCNA Exploration v4.0 bao gồm 4 học kỳ (160 giờ) với nội dung chính như sau:

Kỳ I: Kiến thức cơ bản về mạng máy tính

Giao tiếp với các mạng dữ liệu và Internet; Tầng ứng dụng của mô hình OSI; Tầng vận chuyển của mô hình OSI; Tầng mạng và routing của mô hình OSI; Định địa chỉ mạng – IPv4; Tầng liên kết dữ liệu của mô hình OSI; Tầng vật lý của mô hình OSI; Ví dụ về kỹ thuật mạng LAN – Ethernet; Hoạch định và kết nối mạng; Cấu hình và kiểm tra mạng.

Kỳ II: Khái niệm và các giao thức định tuyến

Giới thiệu về định tuyến và chuyển tiếp gói; Định tuyến tĩnh; Giới thiệu về các giao thức định tuyến động; Giao thức định tuyến vector khoảng cách; Giao thức định tuyến RIPv1; Các giao thức định tuyến không phân lớp VLSM và CIDR; Giao thức định tuyến RIPv2; Chi tiết về bảng định tuyến; Giao thức định tuyến EIGRP; Các giao thức định tuyến Link-State; Giao thức định tuyến OSPF.

Kỳ III: Mạng LAN và mạng không dây

Thiết kế mạng LAN; Cấu hình Switch cơ bản; Mạng LAN ảo – VLANs; Giao thức VTP; Giao thức STP; Định tuyến giữa các VLAN; Cấu hình mạng không dây.

Kỳ IV: Truy cập mạng WAN

Giới thiệu về mạng WAN; Giao thức PPP; Công nghệ Frame - Relay; An toàn hệ thống mạng doanh nghiệp; Danh sách kiểm soát truy cập; Các dịch vụ truy cập từ xa; Các dịch vụ liên quan đến địa chỉ IP; Xử lý sự cố trong mạng.      

2. Khóa học MCSA (Microsoft Certified Systems Administrator):

Mục tiêu: Giúp học viên có thể xây dựng và quản trị hệ thống mạng dựa trên nền hệ điều hành mạng Windows server 2003 trong các công ty vừa và lớn; học viên có thể thi lấy chứng chỉ MCSA, là một trong những chứng chỉ nổi tiếng và có uy tính trên thế giới của Microsoft được xây dựng trên hệ điều hành Windows server 2003.

Đối tượng: Khoá học CMSA 2003 dành cho các kỹ thuật viên của các công ty triển khai hệ thống mạng sử dụng sản phẩm Microsoft, nhân viên IT, nhân viên quản trị mạng cũng như các bạn sinh viên mong muốn làm trong lĩnh vực mạng máy tính. Để tham gia hoàn thành tốt khoá học, học viên phải có khái niệm về phần cứng máy tính, hệ điều hành và tiếng Anh trình độ đọc hiểu.

Khóa học MCSA 2003 bao gồm 4 môn học với nội dung chính như sau:

Môn học 70-270: Cài đăt, cấu hình, và quản tri Microsoft Windows XP Professional

Cài đặt Microsoft Windows XP Professional; Quản lý đĩa và hệ thống file, thiết bị ngoại vi; Cấu hình và quản lý máy in và thiết bị fax; Cấu hình và quản lý bảo mật NTFS; Cấu hình và quản lý bảo mật dữ liệu chia sẻ; Hỗ trợ các ứng dụng trong Windows XP; Kết nối Windows XP Professional vào mạng; Cấu hình địa chỉ và bảo mật giao thức TCP/IP; quản lý các kết nối và bảo mật Internet Explorer; Cấu hình và quản lý bảo mật máy tính; Dự phòng và và khôi phục hệ thống và dữ liệu.

Môn học 70-290: Quản lý và duy trì môi trường Microsoft Windows Server 2003. Giới thiệu về Microsoft Windows Server 2003; Quản trị, điều hành và duy trì Microsoft Windows Server 2003; Dự phòng và khôi phục; Duy trì hệ điều hành; Quản trị với tài khoản người dùng và tài khoản nhóm; Làm việc với tài khoản máy tính; Chia sẻ tài nguyên hệ thống; Làm việc với máy in; Quản lý thiết bị và dung lượng đĩa.

Môn học 70-291: Thực thi, quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng Microsoft Windows Server 2003

Thực thi, quản lý và giám sát dịch vụ DHCP; Thực thi, quản lý và giám sát Domain Name System; An ninh mạng; Bảo mật lưu lượng mạng với IPSec; Thực thi và quản lý các dịch vụ cập nhật phần mềm; Cấu hình định tuyến sử dụng định tuyến và truy cập từ xa; Quản lý một cơ sở hạ tầng mạng.

Môn học 70-350: Thực thi Microsoft Internet Security và Acceleration (ISA) Server 2004

Cài đặt ISA Server 2004; Cài đặt và cấu hình máy tính trạm; Cấu hình và quản lý ISA Server 2004; Cấu hình Web Caching; Cấu hình tường lửa; Cấu hình và quản lý kết nối mạng từ xa; Giám sát và báo cáo hoạt động ISA Server 2004.