1. ĐIỆN TOÁN LƯỢNG TỬ
Điện toán lượng tử là một trong các phương pháp xử lý thông tin, giải quyết các vấn đề phức tạp với tốc độ và quy mô lớn hơn rất nhiều. Điện toán lượng tử khai thác các nguyên tắc của cơ học lượng tử để xử lý thông tin. Điều này cho phép máy tính lượng tử thực hiện các phép tính nhanh hơn theo cấp số nhân so với máy tính cổ điển, khiến chúng trở nên lý tưởng cho các nhiệm vụ như tối ưu hóa, mô phỏng và mã hóa. Năm 2024, khi công nghệ tiếp tục phát triển, chúng ta có thể sẽ thấy nhiều ứng dụng hơn nữa xuất hiện làm đổi các ngành công nghiệp và mở ra những cơ hội mới.
2. THỰC TẾ ẢO TĂNG CƯỜNG
Công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR) là một xu hướng công nghệ mới được phát triển dựa trên công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR). Thực tế tăng cường tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo, không tách người dùng ra một không gian riêng như thực tế ảo. Công nghệ này có thể hỗ trợ tương tác với nội dung ảo ngay trong thế giới vật lý xung quanh.
Vào năm 2024, với sự tiến bộ của các công nghệ như học máy, thị giác máy tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, có thể kỳ vọng AR sẽ được ứng dụng và phát triển hơn nữa. Qua đó giúp nâng cao nhận thức của người dùng về thực tế, cung cấp những hiểu biết và trải nghiệm mới. Công nghệ này có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, giải trí, thương mại,....
3. INTERNET HÀNH VI
Internet hành vi (Internet of Behavior - IoB) là công nghệ mới nổi cho phép kết hợp việc phân tích dữ liệu với phân tích hành vi con người. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ cảm biến, thiết bị đeo và các nguồn khác, IoB có khả năng cung cấp cho chúng ta những hiểu biết mới về cách thức, thời điểm và lý do đưa ra quyết định của con người.
Trong năm tới, IoB dự kiến sẽ còn trở nên phổ biến hơn nữa. Một trong những ứng dụng hứa hẹn nhất của IoB là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Thông qua theo dõi hành vi và giám sát các chỉ số sức khỏe, IoB có thể giúp các bác sĩ đưa ra pháp đồ điều trị chính xác, mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân. Trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, IoB có thể giúp các công ty hiểu rõ hơn về sở thích khách hàng của mình, đưa đến đến họ những thông điệp phù hợp và được cá nhân hóa hơn, tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn và cải thiện mức độ tương tác của khách hàng.
4. CÔNG NGHỆ XE TỰ HÀNH
Xe tự hành là một trong những công nghệ mới nổi thú vị nhất, phương tiện tự lái có tiềm năng cải thiện độ an toàn, giảm tắc nghẽn giao thông và giảm thiểu nhu cầu về người lái xe. Xu hướng năm 2024, các phương tiện tự hành có thể trở nên tiên tiến hơn với những cải tiến về công nghệ cảm biến, học máy và kết nối. Điều này cho phép các phương tiện tự hành điều hướng trong các môi trường phức tạp và tương tác với các phương tiện cũng như cơ sở hạ tầng khác trong thời gian thực. Bằng cách cung cấp dịch vụ vận chuyển an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn, phương tiện tự lái có thể giúp cải thiện khả năng tiếp cận đa dạng khách hàng và khả năng di chuyển mà các hệ thống giao thông truyền thống không thể đáp ứng.
5. THÀNH PHỐ THÔNG MINH
Thành phố thông minh là một xu hướng công nghệ mới nổi nhằm tạo ra môi trường đô thị bền vững thông qua việc kết nối dữ liệu và công nghệ. Khả năng tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông vào cơ sở hạ tầng thành phố, thành phố thông minh có thể cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Kết hợp với Internet vạn vật (IoT), mạng 5G và trí tuệ nhân tạo, cho phép các thành phố thông minh trở nên kết nối, hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu của người dân. Một trong những ứng dụng hứa hẹn nhất của thành phố thông minh là trong lĩnh vực quản lý năng lượng. Bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu và đồng hồ thông minh, thành phố thông minh có thể giám sát việc sử dụng năng lượng và tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí và tác động đến môi trường. Việc cung cấp thông tin giao thông theo thời gian thực giúp tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển công cộng và hỗ trợ phương tiện tự hành. Điều này có thể làm giảm tắc nghẽn giao thông, cải thiện chất lượng không khí và tăng cường khả năng di chuyển cho người dân.
6. CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
Blockchain là công nghệ cho phép lưu trữ và truyền dữ liệu an toàn, phi tập trung, minh bạch. Năm 2024, chúng ta có thể kỳ vọng Blockchain sẽ trở nên phổ biến hơn nữa với những tiến bộ về khả năng tương tác, khả năng mở rộng và bảo mật. Điều này cho phép Blockchain trở nên dễ tiếp cận và thân thiện hơn với người dùng, mở đường cho việc áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, tài chính, chăm sóc sức khỏe, quản lý chuỗi cung ứng,…
Trong lĩnh vực tài chính, Blockchain giúp các giao dịch trở nên an toàn, tăng tốc độ xử lý giao dịch mà không cần qua trung gian, từ đó giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và tăng tính minh bạch trong các giao dịch tài chính. Ngoài ra, Blockchain cũng có thể cách mạng hóa việc quản lý chuỗi cung ứng bằng cách cung cấp giải pháp an toàn và minh bạch để theo dõi sản phẩm từ điểm xuất phát đến điểm nhận. Điều này giúp giảm gian lận, cải thiện độ an toàn của sản phẩm và tăng hiệu quả trong chuỗi cung ứng.
7. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐIỆN TOÁN BIÊN
Điện toán biên là công nghệ xử lý dữ liệu ở rìa mạng, thay vì gửi dữ liệu đến một vị trí tập trung để xử lý. Vào năm 2024 với những tiến bộ trong các lĩnh vực như học máy, trí tuệ nhân tạo và IoT cho phép điện toán biên trở nên thông minh, xử lý dữ liệu nhanh hơn, an toàn và hiệu quả hơn.
Những ứng dụng hứa hẹn nhất của điện toán biên là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và IoT. Bằng cách đưa việc xử lý dữ liệu đến điểm chăm sóc, điện toán biên có thể giúp các chuyên gia đưa ra chuẩn đoán nhanh hơn và chính xác hơn, mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân. Điện toán biên cũng có thể cải thiện hiệu suất của các thiết bị IoT khi giảm lượng dữ liệu cần truyền qua mạng. Điều này có thể giúp giảm chi phí, cải thiện độ tin cậy và tăng tuổi thọ của thiết bị IoT.
8. CÔNG NGHỆ KHÔNG DÂY DỰA TRÊN CƠ SỞ MẠNG 5G
Mạng 5G là thế hệ công nghệ không dây mới nhất, cung cấp khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ với tốc độ nhanh hơn và kết nối đáng tin cậy hơn. Vào năm 2024, cùng với những tiến bộ trong các lĩnh vực như điện toán biên, IoT cũng như công nghệ VA và AR sẽ cho phép mạng 5G trở nên thông minh và phổ biến hơn, cung cấp các dịch vụ nhanh hơn và phản hồi tốt hơn cho người dùng.
Một trong những ứng dụng hứa hẹn nhất của mạng 5G là lĩnh vực thực tế ảo. Với kết nối tốc độ cao do mạng 5G cung cấp, người dùng có thể trải nghiệm môi trường thực tế ảo, tăng cường tương tác và sống động một cách dễ dàng. Ngoài ra, mạng 5G cũng có thể hỗ trợ các ngành như chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải và giáo dục như phẫu thuật từ xa, kiểm soát phương tiện tự hành, giáo dục và đào tạo trực tuyến,...
9. CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Công nghệ sinh học là việc kết hợp sinh học và công nghệ để tạo ra các sản phẩm và quy trình mới giúp cải thiện cuộc sống. Với sự phát triển về công nghệ trong các lĩnh vực như chỉnh sửa gen, sinh học tổng hợp và y học cá nhân hóa cho phép công nghệ sinh học cung cấp các phương pháp điều trị có mục tiêu và hiệu quả hơn nữa cho nhiều loại bệnh và tình trạng bệnh.
Một trong những ứng dụng hứa hẹn nhất của công nghệ sinh học là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bằng cách phát triển các phương pháp điều trị và liệu pháp mới nhắm vào các gen hoặc quá trình tế bào cụ thể, công nghệ sinh học có thể giúp cải thiện kết quả cho bệnh nhân mắc nhiều loại bệnh và tình trạng khác nhau. Công nghệ sinh học cũng có thể chuyển đổi các ngành như nông nghiệp và năng lượng với việc phát triển các loại cây trồng và nhiên liệu mới hiệu quả và bền vững hơn.
10. TƯƠNG TÁC GIỮA NGƯỜI VÀ MÁY (HMI)
Tương tác giữa người và máy (Human Machine Interface - HMI) là một lĩnh vực mới nổi nhằm tăng cường hiệu quả tương tác giữa con người với công nghệ. Trong năm tới, chúng ta có thể mong đợi được thấy HMI trở nên tiên tiến hơn nữa với những tiến bộ trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng cử chỉ và giao diện não - máy tính (giao thức tương tác trực tiếp giữa các tín hiệu não với một thiết bị bên ngoài). Điều này sẽ giúp HMI trở nên tự nhiên và liền mạch hơn, mang lại trải nghiệm trực quan và phản hồi nhanh hơn cho người dùng.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bằng cách cho phép tương tác tự nhiên và trực quan hơn giữa bệnh nhân và các nhân viên y tế, HMI có thể giúp cải thiện kết quả của bệnh nhân và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe. HMI cũng có thể chuyển đổi các ngành như sản xuất và hậu cần bằng cách cung cấp giao diện hiệu quả và phản hồi nhanh hơn cho người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Giulia Bianchi (2022), National cybersecurity strategy [2]. Chính Phủ, Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”. [3]. Chính phủ, Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". [4]. Chính phủ, Quyết định số 392/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. |