Thông báo của FBI cho biết: "Đại diện của các công ty lừa đảo tuyên bố cung cấp dịch vụ theo dõi tiền điện tử và hứa hẹn khả năng khôi phục số tiền bị mất cho nạn nhân, có thể liên hệ trực tiếp với nạn nhân thông qua mạng xã hội hoặc tin nhắn. Nạn nhân cũng có thể gặp quảng cáo lừa đảo về các dịch vụ khôi phục tiền điện tử trong phần bình luận của các bài báo và video trực tuyến về tiền điện tử; trong kết quả tìm kiếm trực tuyến về tiền điện tử hoặc trên các phương tiện truyền thông xã hội".
Kế hoạch của những kẻ lừa đảo nhằm đánh lừa nạn nhân phải thanh toán chi phí cho việc thu hồi có mục đích, chúng thường yêu cầu một khoản phí tạm ứng hoặc một số tiền dưới hình thức đặt cọc. Sau khi thanh toán được thực hiện, những kẻ lừa đảo sẽ cắt đứt liên lạc với nạn nhân hoặc cố gắng thu hút thêm tiền bằng cách trình bày một báo cáo truy tìm không đầy đủ, cho thấy cần thêm nguồn lực để hoàn thiện việc thu hồi.
Trong nhiều trường hợp được FBI quan sát thấy, những kẻ lừa đảo tuyên bố rằng chúng có liên kết với các cơ quan thực thi pháp luật hoặc các tổ chức hợp pháp khác để tạo cảm giác đáng tin cậy cho các nạn nhân. Tuy nhiên, như FBI đã nhấn mạnh, không tổ chức khu vực tư nhân nào có thể ban hành lệnh thu giữ để thu hồi tài sản kỹ thuật số bị đánh cắp, vì vậy tất cả các quảng cáo với nội dung thu hồi tiền điện tử đều không đúng và rất đáng ngờ.
Để tự bảo vệ mình trước những cá nhân, tổ chức lừa đảo, người dùng không nên tin tưởng vào các dịch vụ khôi phục tiền điện tử được quảng cáo trên Internet, tin nhắn và mạng xã hội. Hơn nữa, không bao giờ chia sẻ bất kỳ thông tin cá nhân hoặc tài chính nào với các chủ thể không xác định trực tuyến. Thay vào đó, nạn nhân bị lừa đảo nên báo cáo vụ việc với các cơ quan thực thi pháp luật của quốc gia họ. Nạn nhân của những vụ lừa đảo này cũng có thể theo đuổi vụ kiện dân sự để lấy lại tài sản bị mất, vì vậy việc lưu giữ tất cả hồ sơ, chi tiết giao dịch và tương tác với các cá nhân, tổ chức đáng ngờ là điều cần thiết.