Làm thể nào để tạo mật khẩu mạnh và dễ nhớ?

14:22 | 04/09/2014

Để an toàn khi tham gia các hoạt động trực tuyến, người dùng luôn được khuyên phải tạo các mật khẩu đủ mạnh, đồng thời cũng dễ ghi nhớ.

Khi đăng ký bất kỳ một tài khoản nào để dùng trực tuyến, các trang mạng luôn đòi hỏi độ mạnh của mật khẩu mà bạn đăng ký. Nhưng quan trọng hơn hết là tạo mật khẩu như thế nào để dễ nhớ. Ngay cả khi bạn sử dụng một chương trình quản lý mật khẩu, bạn cũng cần phải tạo mật khẩu cho chương trình đó. Thế nên, cách tốt nhất là phải tự tạo ra mật khẩu không chỉ mạnh mà còn dễ nhớ nhằm đảm bảo sự an toàn. Sau đây là những cách để tạo nên một mật khẩu như vậy.
- Tạo mật khẩu mạnh theo kiểu truyền thống
Để tạo mật khẩu mạnh theo dạng này, người dùng cần một mật khẩu có ít nhất 12 ký tự. Tuy nhiên tốt nhất là từ 12 đến 14. Mật khẩu phải bao gồm các con số, ký hiệu, chữ in hoa và chữ thường. Nếu mật khẩu càng có đủ các yếu tố trên thì càng khó bị crack hơn. Tốt nhất là nên tránh đặt mật khẩu bằng các từ ngữ thông thường hoặc cụm từ quá rõ ràng có liên quan đến bản thân. Đặc biệt, không nên sử dụng các ký tự thay thế tương tự cho chữ cái muốn sử dụng làm mật khẩu. Ví dụ: "H0use", mật khẩu này sẽ không mạnh bởi vì bị thay thế "o" bằng "0".
Trong cách này chúng ta cũng có thể tạo mật khẩu sao cho đáp ứng tất cả các yếu tố cấu thành mật khẩu mạnh như trên. Ví dụ: "Bighouse$123", trong mật khẩu vừa có chữ in hoa, chữ thường, biểu tượng và các con số. Với cách đặt mật khẩu thế này cũng hoàn toàn dễ nhớ vì từ sử dụng cũng phổ biến, biểu tượng quen thuộc và các con số liên tục.

- Cách tạo mật khẩu dễ nhớ
Có thể tạo mật khẩu dựa vào ví dụ như trên nhưng sử dụng với tần suất dày hơn và nhiều ký tự hơn. Ví dụ đặt mật khẩu theo dạng "3o(t&gSp&3hZ4#t9". Đây là một mật khẩu dạng chuỗi ngẫu nhiên nhưng cực kỳ mạnh cũng như cực kỳ khó đoán.
Với những dạng mật khẩu như thế này, có lẽ sẽ cần phải lấy máy ảnh để chụp lưu lại cho dễ nhớ hoặc tốn nhiều thời gian ngồi "học thuộc lòng" các ký tự. Tuy nhiên, cũng có thể linh hoạt, vận dụng một số cách thức để ghi nhớ những dạng mật khẩu như thế.
Ví dụ, có thể dễ dàng nhớ câu nói "ngôi nhà đầu tiên tôi từng sống ở số 613, Fake Street. Tiền thuê là 400 USD mỗi tháng". Nếu đặt làm mật khẩu cho câu nói này sẽ là "ThfIeliw613FS.Rw$4pm". Đây chắc chắn là một mật khẩu rất mạnh vì chứa 21 ký tự có đầy đủ các chữ in hoa, chữ thường, ký hiệu và các con số xen kẽ với nhau, nhưng bạn chỉ cần nhớ 2 câu đơn giản và rất dễ nhớ của bản thân.

- Mật khẩu dạng cụm/phương pháp Diceware
Đây là dạng đặt một chuỗi chữ cái ẩn ý cho một cụm từ dùng làm mật khẩu, bằng cách xâu chuỗi những chữ cái có liên quan đến nhiều từ.
Ví dụ một truyện tranh trực tuyến của Randall Munroe nổi tiếng từ nhiều năm trước có tên XKCD cũng là cách đặt "mật khẩu" cho tên truyện. Tuy nhiên, cách này không phải là một dạng viết tắt các chữ cái đầu từ, mà nó chỉ ẩn ý cho cả một cụm bằng một hoặc nhiều từ không có ngữ âm hoặc nghĩa rõ ràng.

Đối với phương pháp Diceware, cách này tạo cụm mật khẩu bằng các con số, dựa trên cách tính các mặt xúc xắc.
Trên trang web của Diceware cũng đưa ra một số lựa chọn để người dùng có thể dễ dàng sử dụng. Đây cũng là cách rất tốt để chọn một mật khẩu ngẫu nhiên nhưng không hẳn là một từ dễ tìm trong từ điển. Do được chọn lọn từ một danh sách các từ, nên hiển nhiên nó cũng khá dễ nhớ.
Tuy nhiên người sáng tạo ra phương pháp Diceware khuyên người dùng nên sử dụng ít nhất sáu từ, bởi những tiến bộ trong công nghệ hiện nay có thể giúp bẻ khóa mật khẩu dễ dàng hơn. Cách tốt nhất là ghi nhớ trong đầu khi sử dụng phương pháp đặt mật khẩu này.
Nói cho cùng thì cách đặt mật khẩu mạnh và dễ nhớ theo những cách nêu trên chưa hẳn đã là một tấm lá chắn an toàn trên các "mặt trận" trực tuyến. Ví dụ, nếu sử dụng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản, việc rò rỉ ở một trong những tài khoản này sẽ khiến các tài khoản khác dễ dàng bị xâm nhập.
Cách tốt nhất là sử dụng những mật khẩu độc lập cho các tài khoản khác nhau, tránh các trang web lừa đảo và giữ cho máy tính không bị nhiễm các phần mềm độc hại.