Những nguy cơ từ Wifi không được bảo vệ
Bẻ mật khẩu Wifi – Những điểm truy cập không dây vẫn sử dụng giao thức bảo vệ cũ như WEP sẽ trở thành những mục tiêu đơn giản, vì mật khẩu này nổi tiếng là dễ bị bẻ khóa. Những điểm phát Wifi mời chúng ta đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội đang ngày một phổ biến, vì cách này cho phép các doanh nghiệp sử dụng thông tin nhân khẩu học như tuổi, giới tính, nghề nghiệp cho những nội dung và quảng cáo cá nhân của họ.
Nghe lén – Với việc không mã hóa, những người dùng Wifi đối mặt với nguy cơ bị thu thập hay chụp gói tin (packet sniffed) những cuộc trò chuyện, trao đổi thông tin riêng tư khi đăng nhập vào một mạng Wifi không được bảo vệ.
Điểm phát Wifi giả mạo – Tội phạm mạng có thể thiết lập một điểm truy cập giả mạo tại gần điểm phát mà người dùng đăng sử dụng, với cùng tên mạng Wifi (SSID), mời những khách hàng thiếu cảnh giác đăng nhập vào và chuyển mã độc vào máy họ. Thực tế, có thể bắt chước một điểm phát chỉ với một phần cứng giá rẻ, di động, đựng vừa ba-lô hay thậm chí là có thể gắn với thiết bị bay tự động (drone).
Gài phần mềm độc hại – Các công cụ hack phổ biến có thể dò quét những lỗ hổng của một mạng lưới Wifi và khách hàng tham gia vào một mạng Wifi không an toàn có thể bị nhiễm mã độc mà không hề hay biết. Một thủ đoạn phổ biến mà các tin tặc hay sử dụng là gài backdoor vào mạng lưới, cho phép họ có thể quay lại sau đó để lấy cắp những thông tin nhạy cảm.
Ăn cắp dữ liệu – Việc tham gia vào một mạng Wifi không an toàn đặt người dùng vào nguy cơ mất tài liệu có chứa các thông tin nhạy cảm. Ví dụ như trong môi trường bán lẻ, những kẻ tấn công tập trung vào việc ăn cắp những thông tin thanh toán, như số thẻ tín dụng, đặc tính khách hàng và địa chỉ thư.
Sử dụng bất hợp lý và bất hợp pháp – Khi cung cấp Wifi cho khách hàng, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều hình thức trao đổi thông tin nguy hại và bất hợp pháp. Những nội dung người nhạy cảm hay cực đoan có thể gây khó chịu cho những người dùng bên cạnh; và việc tải về trái phép những hình ảnh, đoạn phim đã được bảo vệ có thể khiến doanh nghiệp dính líu tới luật bản quyền.
Sự nguy hại từ người dùng bên cạnh – Số lượng người dùng mạng Wifi tăng lên có nghĩa là nguy cơ những khách hàng đã bị nhiễm độc từ trước tham gia vào mạng lưới cũng tăng lên. Tấn công qua điện thoại di động – như Stagefright của Android, có thể lan truyền từ khách này sang khách khác, dù nạn nhân đầu tiên có biết về mối nguy hại này hay không.
Những biện pháp đảm bảo ATTT khi sử dụng Wifi
Đã có những biện pháp tốt nhất giúp bảo vệ mạng Wifi của bạn, cùng với những nỗ lực mở rộng các giải pháp bảo mật mạng vật lý có hiệu quả cho mạng không dây, cần cung cấp tầm soát (visibility) cho mạng lưới tốt hơn để tránh điểm mù (blind spot) về an toàn.
Phải áp dụng giao thức bảo mật và mã hóa WPA2 Enterprise (802.1x); trong khi đó, tất cả các lượt truy cập tối thiểu phải được kiểm tra virus và mã độc, bao gồm zero-day và APT. ID và điều khiển của ứng dụng sẽ giám sát và chặn có lựa chọn các lượt truy cập nguy hiểm, trong khi bộ lọc nội dung web sẽ ngăn những người dùng thiếu cảnh giác không vô tình nhấp chuột vào các đường dẫn nguy hiểm, dễ lây nhiễm mã độc và backdoor tới mạng của bạn.
Nên khuyến khích việc sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi thường xuyên, cùng với việc quét điểm truy cập (AP) giả mạo và lập whitelist các địa chỉ vật lý (MAC address) khi có thể.
Trong khi Hệ thống phát hiện xâm nhập mạng Wifi (WIDs) đã được sử dụng phổ biến, thì WIDs cũng đòi hỏi việc xử lý của con người trong việc phản ứng lại các mối nguy hại tiềm tàng. Hệ thống này có thể phù hợp với các tổ chức lớn với đội ngũ IT có khả năng quản lý. Tuy nhiên, WIPs là hệ thống hoàn toàn tự động, khiến nó phù hợp hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tổ chức như trường học, học viện.