Một số hoạt động khoa học - công nghệ của ngành Cơ yếu Việt Nam 1945 – 2020 (phần 1)

14:21 | 10/09/2020

75 năm xây dựng và trưởng thành, khoa học - công nghệ mật mã Việt Nam đã có những nghiên cứu, sáng tạo, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Các thành tựu đó đã góp phần quan trọng để ngành Cơ yếu Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9-2020), Tạp chí An toàn thông tin giới thiệu tới bạn đọc một số hình ảnh nổi bật về các hoạt động khoa học - công nghệ của ngành Cơ yếu Việt Nam.

Các cán bộ của Viện Nghiên cứu kỹ thuật mật mã nghiên cứu thiết bị mật mã năm 1977.

Trao đổi nghiệp vụ tại phòng kỹ thuật mật mã năm 1981.

 Các thành viên Tiểu ban hợp tác nghiên cứu khoa học - công nghệ mật mã M87 năm 1987.

Hoạt động nghiên cứu của cán bộ phòng Nghiên cứu kỹ thuật mật mã,
Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu.

Một phiên họp Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học - công nghệ tại Học viện Kỹ thuật mật mã.

 

Lễ ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin giữa
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai và Ban Cơ yếu Chính phủ năm 2005.

Các đại biểu và sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị tổng kết công tác Nghiên cứu khoa học năm 2008 của Học viện Kỹ thuật mật mã.

Đồng chí Trung tướng Nguyễn Chiến, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin với Cơ quan An ninh Liên bang Nga năm 2008.

 

Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ và các cán bộ nghiên cứu khoa học đề tài cấp nhà nước (nghiên cứu xây dựng chuẩn mật mã cấp Quốc gia) tham dự Hội thảo khoa học năm 2009.

Lễ ký thỏa thuận hợp tác với cơ quan an ninh Liên bang, Liên bang Nga trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin năm 2010.

Đồng chí Thiếu tướng Hoàng Ngọc Minh, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu (đứng thứ tư hàng đầu từ phải sang) nhận Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2010.