Ngành Cơ yếu Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

14:53 | 10/09/2020

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2020), Tạp chí An toàn thông tin xin giới thiệu tới bạn đọc một số hình ảnh nổi bật của ngành Cơ yếu Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù còn non trẻ, nhưng với tinh thần “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, các tổ chức mật mã đã vượt lên mọi khó khăn gian khổ hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu, sáng tác và sử dụng luật mật mã bảo đảm an toàn, bí mật tuyệt đối thông tin lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ảnh và Bút tích Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng đồng chí Hồ Quang Chính, Cán bộ Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu năm 1952. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Hồ Tùng Mậu 
tại Việt Bắc năm 1951.

Cán bộ, nhân viên Ban Mật mã quân sự thời kỳ đầu 1945 - 1946.

Học viên lớp mật mã Lê Hồng Phong, tại rừng Bản cọ, Yên Thông, Bình Yên, Định Hoá, 
Thái Nguyên tháng 5/1951.

Ban Mật mã tiền phương, đơn vị thuộc Bộ Tổng tham mưu tham gia chiến dịch Trần Hưng Đạo diễn ra từ ngày 25/12/1950 - 17/01/1951.

Chiến sĩ mật mã tham gia chiến đấu tại Campuchia trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Một số nữ cán bộ, nhân viên làm công tác mật mã thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngôi nhà số 28, Phố Nguyễn Du, Hà Nội: Đây là nơi tổ chức lớp mật mã đầu tiên mang tên
“Lớp Hoàng Diệu” gồm 21 học viên. Giảng viên gồm: Đ/c Hoàng Văn Đồng, 
Hồ Tôn Vinh, Hoàng Danh Chà.

Lớp huấn luyện mật mã C21 năm 1950. Ảnh chụp tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.