Từ 18h ngày 9/5 theo giờ GMT, người dân trên khắp thế giới đã có thể truy cập trang offshoreleaks.icij.org để xem dữ liệu về hơn 200.000 tài khoản ngân hàng do các cá nhân, tổ chức lập ở nước ngoài trong Hồ sơ Panama. Chủ sở hữu của 200.000 tài khoản này là cá nhân, tổ chức đến từ nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới.
Truy cứu trong kho dữ liệu thì Việt Nam có khoảng 189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian nằm trong danh sách. Một vài cái tên được nhắc đến như: Computers, Consultancy & Services Company Lim; SGL Vietnam Asset Limited; V-Trac International Leasing Company; Hồ Thuý Nga; Nguyễn Hữu Phúc; Trương Nguyễn Minh Anh….
Việc xuất hiện tên trong “Hồ sơ Panama” hay việc có công ty offshore không đồng nghĩa với việc phạm pháp. Nhiều công ty và cá nhân có hoạt động thương mại ở nước ngoài có lập các công ty, tài khoản offshore này để thuận lợi cho việc giao dịch. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác thì việc thành lập công ty offshore có thể tạo điều kiện dễ dàng cho việc trốn thuế hay rửa tiền có từ hối lộ, tham nhũng hay các hành vi sai trái khác. Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson đã phải từ chức sau khi “Hồ sơ Panama” công bố có tên ông trong danh sách này.
ICIJ tuyên bố, việc công bố các dữ liệu này là vì lợi ích của công chúng. Các dữ liệu được công bố sẽ gỡ bỏ các thông tin về số tài khoản ngân hàng, số điện thoại và email.
Cũng trong ngày 9/5, 300 nhà kinh tế đã ký một lá thư thỉnh cầu các nhà lãnh đạo thế giới đập tan những “thiên đường trốn thuế” và chỉ ra rằng: “chúng chỉ mang lại lợi ích cho người giàu và giới doanh nghiệp đa quốc gia, trong khi làm tăng bất bình đẳng”.
Tuần trước, John Doe - người cung cấp dữ liệu trong vụ Hồ sơ Panama, khẳng định bất bình đẳng về thu nhập là động cơ khiến anh hành động. Theo anh, ngân hàng, các cơ quan giám sát tài chính và giới chức thuế đang bất lực trước hành vi giấu tài sản của giới siêu giàu. John Doe khẳng định anh chưa bao giờ làm việc cho cơ quan tình báo hay chính phủ nào, đồng thời nhấn mạnh anh sẵn sàng giúp đỡ chính quyền các nước phá án.
Việc xuất hiện tên trong “Hồ sơ Panama” hay việc có công ty offshore không đồng nghĩa với việc phạm pháp. Nhiều công ty và cá nhân có hoạt động thương mại ở nước ngoài có lập các công ty, tài khoản offshore này để thuận lợi cho việc giao dịch. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác thì việc thành lập công ty offshore có thể tạo điều kiện dễ dàng cho việc trốn thuế hay rửa tiền có từ hối lộ, tham nhũng hay các hành vi sai trái khác. Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson đã phải từ chức sau khi “Hồ sơ Panama” công bố có tên ông trong danh sách này.
ICIJ tuyên bố, việc công bố các dữ liệu này là vì lợi ích của công chúng. Các dữ liệu được công bố sẽ gỡ bỏ các thông tin về số tài khoản ngân hàng, số điện thoại và email.
Cũng trong ngày 9/5, 300 nhà kinh tế đã ký một lá thư thỉnh cầu các nhà lãnh đạo thế giới đập tan những “thiên đường trốn thuế” và chỉ ra rằng: “chúng chỉ mang lại lợi ích cho người giàu và giới doanh nghiệp đa quốc gia, trong khi làm tăng bất bình đẳng”.
Tuần trước, John Doe - người cung cấp dữ liệu trong vụ Hồ sơ Panama, khẳng định bất bình đẳng về thu nhập là động cơ khiến anh hành động. Theo anh, ngân hàng, các cơ quan giám sát tài chính và giới chức thuế đang bất lực trước hành vi giấu tài sản của giới siêu giàu. John Doe khẳng định anh chưa bao giờ làm việc cho cơ quan tình báo hay chính phủ nào, đồng thời nhấn mạnh anh sẵn sàng giúp đỡ chính quyền các nước phá án.