Quý I/2014 Châu Á dẫn đầu về thư rác

15:47 | 04/07/2014

Tỷ lệ thư rác trung bình trong quý I/2014 chiếm đến 66,34% trong tổng số thư được phát hành, giảm 6,42 điểm phần trăm so với quý IV/2013 (giảm 0,16% so với cùng kỳ năm 2013). Mức độ thư rác biến động lớn trong quý này, mức thấp nhất là 61% trong tuần cuối cùng của quý.


Tỉ lệ thư rác trong lưu lượng truy cập email quý I/2014
Tuần đầu tiên của năm 2014 ghi nhận sự suy giảm đáng kể việc phát hành thư rác do trong tuần này thuộc mùa nghỉ lễ và chỉ có 5 ngày của năm 2014. Số lượng thư rác đã tăng lên đáng kể vào tuần thứ hai; nửa cuối của tháng 1/2014, tình hình diễn biến bình thường và trung bình tháng, số lượng thư rác chiếm 65,7% của trong lượng thư được trao đổi trên mạng. Tỷ lệ thư rác trên tổng số thư gần như không thay đổi trong suốt tháng 2/2014, số lượng thư rác chiếm 69,9% của trong lượng thư được trao đổi trên mạng.

Ba nguồn thư rác hàng đầu vẫn là: Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc. Nga vượt qua Đài Loan chuyển đến vị trí thứ tư và tăng một bậc so với quý trước.
Nguồn thư rác phân bố theo các quốc gia


Sự phân bố địa lý của thư rác theo các quốc gia trong quý I/2014
Trong tháng 1/2014, đứng đầu danh sách nguồn thư rác là Mỹ (chiếm vị trí thứ hai trong tháng 12/2013) đã phát hành 21,9% trong tổng thư rác. Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ hai (chiếm 16%). Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí thứ ba (chiếm 12,5%). Cũng như tháng 12/2013, vị trí thứ tư thuộc về Đài Loan (chiếm 6,2%), tiếp theo là Nga với 6%. Tốp 10 dừng ở Romania (chiếm 2%) và Việt Nam nằm trong tốp này (vị trí thứ 7) chiếm 3,1%. Có sự tăng nhẹ trong hoạt động gửi thư rác từ các nước như: Ý(1,5%), Tây Ban Nha (1%), Hồng Kông (1%) và Philippines (1,1%). 
Tháng 2/2014, Trung Quốc dẫn đầu danh sách với 22,93% trong tổng lượng thư rác. Mỹ (chiếm 19,05%) tụt một bậc so với tháng trước. Hàn Quốc (chiếm 12,8%) trụ vững ở vị trí thứ ba. Nga (7%) chiếm vị trí thứ tư. Đài Loan (5,1%) rơi một bậc xuống vị trí thứ năm. Tiếp theo là Ấn Độ (3,4%), Việt Nam (3%) (vẫn ở vị trí thứ 7), Ukraine (2,3%) và Romania (2%). Nhật Bản (chiếm 1,8%), tụt một bậc và ở vị trí thứ mười. Trong tháng 2/2014 đã có sự tăng nhẹ trong hoạt động gửi thư rác ở Đức (0,74%) và Anh (0,69%) đưa nước này vào tốp 20; Tây Ban Nha và Canada đã ra khỏi tốp 20 nước phát hành nhiều thư rác nhất thế giới.
Nguồn thư rác theo vùng trong Quý I/2014  
Tháng 1/2014, Châu Á (49%) vẫn là nguồn thư rác hàng đầu. Bắc Mỹ (15%) đứng thứ hai. Đông Âu trung bình 18%, đứng vị trí thứ ba. Tây Âu (5,8%) và Mỹ Latinh (4%) đứng thứ tư và thứ năm.
Tháng 2/2014, Châu Á (54%) vẫn là nguồn thư rác. Bắc Mỹ (20%) đứng thứ hai. Đông Âu (16,2%) đứng ở vị trí thứ ba; Tiếp theo là Tây Âu (4,5%), Mỹ Latinh (2,7%) và Trung Đông (2,4%). 
Trong Quý I/2014, các nguồn đầu thư rác theo khu vực không thay đổi lớn so với quý trước. Châu Á (chiếm 54,31%) vẫn là khu vực có nguồn thư rác hàng đầu thế giới; Bắc Mỹ (chiếm 19,3%) đứng thứ hai; Đông Âu (chiếm 15,24%) đứng vị trí thứ ba; Tây Âu (4,97%), Mỹ Latinh (3%), Trung Đông (2,37%), châu Phi(0,69%), khu vực Úc và Thái Bình Dương (0,1%).
Hiện tại, phần mềm độc hại cho hệ điều hành Android đang được phân phối thông qua email còn ít nhưng sẽ có sự gia tăng số lượng phần mềm độc hại di động trong thời gian tới. Mục tiêu chính của hầu hết các chương trình độc hại nhất hiện nay là đa chức năng: đánh cắp dữ liệu từ máy tính nạn nhân, biến máy tính nạn nhân vào mạng botnet, hoặc tải về và cài đặt các chương trình độc hại khác.... Phần lớn các cuộc tấn công lừa đảo nhắm mục tiêu đánh cắp các tài khoản email. Các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên sử dụng mật khẩu mạnh và xác thực hai yếu tố nếu có thể.
 Sự thật việc hàng trăm website bị “hacker TQ” tấn công
Trong những ngày đầu tháng 5/2014, một số cơ quan báo chí đã đưa tin về việc hàng trăm website của Việt Nam bị “hacker TQ” tấn công. Tuy nhiên, sự việc liệu có nghiêm trọng đến như vậy?
Một số báo dẫn nguồn từ một trang website về bảo mật liệt kê hàng trăm website có tên miền .com và .vn của các đơn vị, tổ chức Việt Nam đã bị tấn công và để lại lời nhắn tự nhận tác giả là hacker Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi phân tích tên miền của hàng trăm trang web này, các chuyên gia bảo mật độc lập của Việt Nam cho biết hầu hết các tên miền này đều nằm trên cùng một vài máy chủ đặt gần nhau, có các địa chỉ IP là 210.245.85.78, 210.245.85.91 và 112.78.3.177.
Có thể thấy, bản chất vụ việc chỉ là một vụ tấn công đơn lẻ, xâm nhập và chiếm quyền điều khiển thành công vào một vài máy chủ đặt hosting của nhiều website, từ đó có thể kiểm soát toàn bộ các website đặt cơ sở dữ liệu trên máy chủ này. Việc đưa thông tin thành “hàng trăm website Việt Nam bị hacker TQ tấn công” có thể dẫn đến cách hiểu thiếu chính xác rằng đã có tới hàng trăm cuộc tấn công nhằm vào các website của Việt Nam.
Các cuộc tấn công đơn lẻ như trên nhằm vào các hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam là chuyện không hiếm, tuy nhiên, việc thông tin dẫn tới cách hiểu thiếu chính xác rằng đã có hàng trăm cuộc tấn công đồng loạt nhằm vào các website Việt Nam trong thời gian qua có thể sẽ khiến giới hacker và nghiên cứu bảo mật của Việt Nam thực hiện những hành động trả đũa thiếu kiềm chế. Điều này có thể dẫn tới những xung đột không cần thiết trên môi trường bảo mật Internet. 
Tuy nhiên đây cũng là dịp để đội ngũ quản trị máy chủ tại Việt Nam nâng cao hơn ý thức về bảo mật hệ thống.