Trong một bức thư gửi tới Nghị viện, Bộ trưởng Tư pháp Hà Lan Ferdinand Grapperhaus cho biết, quyết định này được đưa ra vì chính phủ Nga đã có một “chương trình tấn công mạng nhắm vào người Hà Lan và chính phủ Hà Lan”.
Trước đó, Tổng thống Trump đã ký lệnh cấm Kaspersky trên toàn nước Mỹ, loại bỏ Kaspersky ra khỏi hệ thống máy tính do lo ngại việc Kaspersky đánh cắp dữ liệu người dùng và có nguy cơ gián điệp. Bởi một loạt các sự kiện liên quan đến việc hacker Nga có thể đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng, NSA qua phần mềm Kaspersky. Bằng cách lợi dụng phần mềm này để sử dụng như một công cụ tìm kiếm giống Google nhằm khai thác thông tin nhạy cảm.
Chính phủ Anh cũng đã ban hành lệnh cấm tương tự, sau khi Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Anh đưa ra cảnh báo các tổ chức và cá nhân sử dụng phần mềm Kaspersky có thể bị điện Kremlin đánh cắp thông tin. Quân đội Pháp từng cân nhắc tới việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào Kaspersky.
Trước đó, Kaspersky cũng đã gặp phải những sự từ chối từ các hãng công nghệ lớn trên thế giới. Cuối tháng 4/2018, Kaspersky đã bị cấm quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội Twitter vì “những lo ngại về bảo mật”, cáo buộc công ty có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan tình báo Nga.
Facebook cũng cho biết đã loại bỏ Kaspersky Lab khỏi danh sách các nhà cung cấp phần mềm chống virus cho người dùng nạng xã hội này khi máy tính của họ bị phát hiện nhiễm mã độc.
Tại Việt Nam, phần mềm này được phát hành với 2 phiên bản: một phiên bản giá rẻ chỉ có một số tính năng bảo vệ cơ bản sử dụng cho máy không có kết nối mạng Kaspersky Anti Virus (KAV) và một phiên bản sử dụng cho máy tính có kết nối mạng Kaspersky Internet Security (KIS) tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng.