Các mối đe dọa hỗn hợp mà ngành y tế phải đối mặt có thể kể đến: phần mềm độc hại, đánh cắp dữ liệu, các vấn đề về chuỗi cung ứng và hiểu biết hạn hẹp sẽ dẫn đến rủi ro vô cùng lớn. Khi ghé thăm một bệnh viện, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra có rất nhiều loại thiết bị khác nhau được sử dụng trong khám, chữa bệnh như: máy quét CT, máy tính xách tay truyền thống, máy tính để bàn và nhiều thiết bị khác có thể được phân loại là IoT.
Trong một quy trình khám, chữa bệnh, các bệnh nhân sẽ phải ký tên và ghi ngày tháng vào các mẫu đơn điện tử. Sau đó, bệnh nhân được yêu cầu quét lòng bàn tay để xác nhận sinh trắc học trên một thiết bị chuyên dụng. Khi đó, thông tin thẻ tín dụng, bệnh sử và tất cả các loại dữ liệu khác cũng được trao đổi. Điều này đặt ra vấn đề: Sau khi quá trình đăng nhập hoàn tất, dữ liệu bệnh nhân được lưu trữ ở đâu và ai có quyền truy cập? Dữ liệu có bị khóa, mã hóa hay được gửi lên “đám mây” để lưu trữ và truy xuất khi cần thiết không? Nếu dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, vậy ai sẽ có quyền truy cập?
Những thách thức này có phải chỉ hiện hữu với ngành y tế hay không? Ở một mức độ nào đó thì không. Những ngành khác đều chịu những áp lực phức hợp đến từ các hình thức tấn công dữ liệu ngày càng lan rộng trên nhiều lĩnh vực. Sử dụng càng nhiều thiết bị thì hệ thống càng có nhiều lỗ hổng và rủi ro tiềm ẩn.
Lấy ví dụ về một ngôi nhà: Rõ ràng chủ nhà có quyền truy cập Internet thông qua một thiết bị mà chủ nhà không kiểm soát, một bộ định tuyến và nhiều thiết bị khác được gắn vào mạng. Mỗi thiết bị thường được cài đặt một hệ điều hành với các tính năng và mức độ phức tạp riêng. Hiện nay, một chiếc tủ lạnh cũng được liên kết với một địa chỉ IP.
Trong lĩnh vực y tế, rủi ro cũng tương tự nhưng ở quy mô lớn hơn. Bởi bệnh viện là nơi có các sinh mạng dễ tổn thương và nhiều cán bộ, nhân viên chuyên môn khác nhau. Họ không có thời gian hoặc không hiểu biết về những mối đe dọa - họ chỉ cần các thiết bị và hệ thống trong mạng lưới bệnh viện hoạt động ổn định.
Có một thực tế: Việc đăng nhập và thay đổi mật khẩu để sử dụng các hệ thống trong bệnh viện hay phòng khám là điều không mấy thích thú đối với các bác sĩ. Vì lẽ đó, họ buộc phải mang theo máy tính xách tay cá nhân để vượt qua những rào cản bảo mật đã đặt ra. Thiết bị gian lận vẫn luôn là một thách thức và khi những thiết bị này truy cập hồ sơ bệnh nhân mà không có các biện pháp kiểm soát an ninh chặt chẽ, sẽ dẫn đến thất thoát dữ liệu. Hơn thế nữa, rủi ro lớn hơn nếu dữ liệu được truy cập từ bên ngoài mạng thông qua các dịch vụ đám mây. Chẩn đoán hình ảnh từ xa (Teleradiology) là một ví dụ điển hình cho thấy số lượng điểm truy cập khác nhau dành cho dữ liệu bệnh nhân, từ bác sĩ giới thiệu, bác sĩ chiếu chụp, bệnh viện….
Hình 1: Sơ đồ cấu trúc chẩn đoán hình ảnh từ xa
Trong lĩnh vực y tế cũng như với hầu hết các ngành nghề rủi ro bảo mật là rất lớn. Các giải pháp bảo mật thường có xuất phát điểm là xác định đối tượng quan trọng nhất cần được bảo vệ và tìm ra cách bảo vệ tốt nhất. Trong trường hợp này là dữ liệu bệnh nhân, nhưng dữ liệu đó không chỉ được lưu trong tủ tài liệu tại kho phía sau văn phòng, mà hiện hữu ở khắp mọi nơi: trên máy tính xách tay, thiết bị di động, máy chủ, trong các dịch vụ đám mây như IaaS, PaaS và SaaS. Dữ liệu bị phân mảnh, dẫn đến khó xác định chắc chắn vị trí của dữ liệu và ai có quyền truy cập.
Như vậy, cần có một cách tiếp cận thống nhất đối với dữ liệu chăm sóc sức khỏe. Bất kể dữ liệu nằm ở đâu thì cần phải đảm bảo một mức độ kiểm soát kỹ thuật nhất định đối với dữ liệu dựa trên đối tượng cần quyền truy cập. Ngoài ra, vì dữ liệu đó được chuyển tiếp giữa các trung tâm dữ liệu truyền thống và đám mây, nên cần có khả năng theo dõi vị trí và xác định liệu dữ liệu có quyền mà nó được chỉ định hay không.
Để giúp giải quyết các vấn đề trên, McAfee đã tập trung vào các vấn đề chuyên sâu trong ngành y tế (và các ngành dọc khác) như:
- Thiết bị: Nền tảng hệ điều hành (bao gồm thiết bị di động), Chrome Books và IoT…. Với số lượng thiết bị ngày càng tăng, dẫn đến việc gia tăng phương thức tấn công và rủi ro mất dữ liệu.
- Mạng: Các hệ thống mạng ngày càng trở nên mơ hồ. Vì vậy, cần thiết lập một mạng an toàn CASB để xem dữ liệu được lưu trữ bằng các dịch vụ như Box hoặc OneDrive.
- Đám mây: Trước xu hướng tăng khối lượng công việc dịch chuyển sang đám mây, trung tâm dữ liệu truyền thống đã được thay thế phần lớn bằng môi trường IaaS và PaaS. Các ngành kinh doanh đang chuyển sang sử dụng đám mây ít có sự giám sát của các đội ngũ bảo mật.
- Nhân tài: Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao là một thực trạng phổ biến hiện nay, nhất là khi nói đến đám mây và bảo mật đám mây. Ngoài ra, chưa có nhiều chuyên gia có khả năng săn lùng mối đe dọa và ứng phó sự cố.
Hình 2: Các vấn đề mà McAfee tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực y tế
McAfee có 3 hướng tiếp cận để giải quyết và giảm thiểu những lo ngại này:
- Phương pháp tiếp cận nền tảng: Quản lý và điều phối hợp nhất để đem lại trải nghiệm người dùng nhất quán và thông tin chi tiết khác biệt, được cung cấp trên đám mây. Trong đó, McAfee tập trung vào các Dịch vụ được Quản lý dựa trên Nền tảng.
- Giảm thiểu tác động của thiết bị: Chức năng bảo vệ, phát hiện và phản hồi mạnh mẽ nhưng ít xâm lấn thông qua công nghệ toàn diện (full-stack), quản lý công cụ gốc và cách ly trình duyệt như một dịch vụ. Điều này ngày càng trở nên quan trọng vì môi trường chăm sóc sức khỏe điển hình ngày càng có nhiều thiết bị đầu cuối nhưng vẫn bị hạn chế về tài nguyên như RAM và CPU.
- Bảo mật đám mây thống nhất: Việc thống nhất các công nghệ Trung tâm dữ liệu mở rộng, cổng web tích hợp/SaaS, DLP và CASB mang lại một mạng lưới an toàn để dữ liệu di chuyển lên đám mây, cũng như khả năng thực thi các biện pháp kiểm soát khi dữ liệu chuyển từ tại chỗ lên các dịch vụ đám mây. Hơn nữa, việc hợp nhất DLP và CASB sẽ dẫn đến ra đời một Chính sách cho cả hai mô hình, giúp công tác quản trị đơn giản và nhất quán hơn. Xác định và thực thi chính sách một cách nhất quán là điều kiện lý tưởng cho việc chăm sóc sức khỏe, trong đó quyền riêng tư về dữ liệu của bệnh nhân là điều thiết yếu.
Tóm lại, bảo mật trong lĩnh vực y tế là một nhiệm vụ phức tạp. Phạm vi tấn công rộng lớn, sự chuyển đổi sang các dịch vụ đám mây, nhu cầu bảo mật dữ liệu và sự thiếu hụt nhân tài là những vấn đề tổng thể về bảo mật trong lĩnh vực này. McAfee đã lên kế hoạch giải quyết những vấn đề này thông qua các công nghệ tiên tiến, qua đó xác định chính sách nhất quán bằng cách tận dụng một nền tảng vượt trội. McAfee đang sử dụng công nghệ máy học phức tạp để đơn giản hóa việc phát hiện và ứng phó với các tác nhân xấu và phần mềm độc hại. Những công nghệ này lý tưởng cho hoạt động chăm sóc sức khỏe và sẽ đảm bảo hoạt động ổn định lâu dài cho các mục đích bảo mật của bất kỳ tổ chức y tế nào.
Kính mời Quý độc giả cùng lắng nghe chuyên gia của McAfee thảo luận về vấn đề này tại Hội nghị và triển lãm thế giới số trực tuyến 2020. Tham luận có chủ đề “Staying ahead of Cybersecurity Challenges in Healthcare Industry” được trình bảy bởi diễn giả Edward Lim vào lúc 14:45 - 16:15, ngày 22/10/2020.
Thông tin liên hệ nhà phân phối McAfee tại Việt Nam Công ty Cổ phần Tin học Mi Mi (Mi2) Khu vực miền Bắc: Tầng 7, tòa nhà San Nam, 78 phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. ĐT: (84-24) 3938 0390. Khu vực miền Nam: Lầu 5&6, toà nhà Nam Việt, 307D Nguyễn Văn Trỗi, phường 1, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. ĐT: (84-28) 3845 1542 Email: Mi2jsc@mi2.com.vn; Website: mi2.com.vn |