Theo Điều 27 của Luật Liên bang "Về Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga" thì, "tiền tệ chính thức (tiền tệ) của Liên bang Nga là đồng Rúp. Phát hành tiền tệ khác trên lãnh thổ Nga và các hành vi thay thế phát hành tiền tệ khác đều bị cấm”. Do vậy, các cá nhân và pháp nhân không được phép sử dụng các hệ thống thanh toán ẩn danh và đồng tiền ảo, trong đó nổi bật nhất là Bitcoin để thay thế cho tiền tệ và giao dịch thanh toán.
Hơn nữa, do đặc tính của Bitcoin thì việc sử dụng nó làm quỹ tương hỗ ảo để tích lũy là thiếu an toàn. Giá trị của nó còn có thể được xác lập bằng những hành động đầu cơ chứa đựng nguy cơ cao về mất mát giá trị thực, do vậy dẫn tới hậu quả là vi phạm quyền của công dân và các tổ chức sở hữu chúng.
Một lưu ý cũng đươc đưa ra là, các chủ sở hữu các đồng tiền ảo hiện thời bị từ chối ở Nga và các quốc gia khác vẫn có khả năng bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình tại tòa án hoặc các cơ quan hành chính đặc biệt.
Các hoạt động của ngân hàng tại Nga và các hoạt động chung thực thi pháp luật để ngăn chặn hành vi vi phạm có thể xảy ra trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ ở Nga, một số giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ quyền sở hữu của công dân và các tổ chức liên quan đến việc sử dụng đồng tiền ảo cũng đã được phác thảo vào cuối buổi làm việc. Các kinh nghiệm quốc tế liên quan đến vấn đề này cũng đã được các chuyên gia đưa ra thảo luận.
Cuộc họp bàn về vấn đề này có Tổ công tác liên ngành về phòng chống tội phạm trong lĩnh vực của nền kinh tế, đại diện của Ngân hàng Trung ương Nga, Cơ quan FSB, Bộ Nội vụ Nga, các đơn vị thuộc Tổng Công tố viên và dưới sự chủ trì của Tổng Công tố viên của Liên bang Nga.