Để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về giải pháp tích hợp chữ ký số và xác thực chữ ký số trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Ban Cơ yếu Chính phủ đã xây dựng bộ công cụ ký số và văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tích hợp chữ ký số và xác thực chữ ký số trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Đồng thời, đã nâng cấp bộ công cụ ký số theo quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ và đăng tải bộ công cụ trên trang thông tin điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ (http://ca.gov.vn) để phục vụ các bộ, ngành, địa phương triển khai tích hợp. Tính đến đầu năm 2019, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cung cấp 49/63 chứng thư số cho tổ chức đạt 78% và 118/262 chứng thư số cho Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đạt 49%.
Trước đó, theo số liệu khảo sát của NEAC (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến 31/3/2018, đã có 63/63 địa phương được cấp chứng thư số. Trong đó, 57 địa phương đã ứng dụng chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ, 06 địa phương đã được cấp chứng thư số nhưng chưa ứng dụng gồm Bình Phước, Đắk Lắk, Hải Dương, Lai Châu, Nam Định, Phú Yên. Tình hình ứng dụng cụ thể được thể hiện trong Hình 1.
Hình 1. Tình hình ứng dụng chữ ký số tại các địa phương giai đoạn 2009 - 2018 (tính đến 31/3/2018)
Số lượng chứng thư số do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp cho các địa phương trong giai đoạn 2017 - 2018 là 23.632, tăng 1,8 lần so với năm 2016.
Bảng 1. Số lượng chứng thư số Ban Cơ yếu Chính phủ đã cấp/thu hồi/đang hoạt động cho các địa phương tính đến hết 31/3/2018
Bên cạnh việc tích cực ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động trong cơ quan, các địa phương vẫn tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, văn bản chỉ đạo điều hành liên quan đến ứng dụng chữ ký số.
Đến 31/3/2018, đã có 55 địa phương có văn bản ủy quyền cung cấp, quản lý chứng thư số chuyên dùng phục vụ các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; 50 địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh; 39 địa phương có quy chế, quy định sử dụng chữ ký số trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh (Bảng 2).
Bảng 2. Tình hình ban hành các văn bản, chính sách thúc đẩy ứng dụng chữ ký số tại các địa phương giai đoạn 2017 - 2018 (tính đến 31/3/2018) so với năm 2016
Về các loại chữ ký số sử dụng, các đối tượng sử dụng và các loại giao dịch ứng dụng chữ ký số tại các địa phương có sự khác biệt trong phát triển. Chữ ký số được sử dụng nhiều nhất trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh là chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp (55/63 địa phương chiếm 87.30%). Có 22/63 địa phương sử dụng chữ ký số công cộng (chiếm tỷ lệ 34.925)/
Bảng 3. Thống kê về các loại chữ ký số sử dụng, các đối tượng sử dụng và các loại giao dịch ứng dụng chữ ký số tại các địa phương
(*) Đối tượng khác
- Đà Nẵng: các đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố; các Chi cục, phòng chuyên môn, trung tâm, đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành trở lên; các phòng, trung tâm, đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân các quận, huyện trở lên.
- Thái Bình: trường học, bệnh viện trên địa bàn.
(**) Đối tượng khác
- Bà Rịa - Vũng Tàu: lãnh đạo các xã, phường, thị trấn.
- Bình Thuận: lãnh đạo cấp xã, phường, thị trấn; lãnh đạo cấp huyện và lãnh đạo các phòng ban cấp huyện.
- Cà Mau: lãnh đạo cấp xã trở lên.
- Đà Nẵng: lãnh đạo các đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành.
- Đắk Nông: lãnh đạo cấp xã, kế toán giao dịch với kho bạc.
- Đồng Nai: kế toán.
- Hà Giang: triển khai cho công chức, viên chức trong cơ quan hành chính.
- Hải Phòng: sử dụng theo yêu cầu nhiệm vụ, không phân theo cấp đơn vị.
- Khánh Hòa: cán bộ kế toán tại cơ quan, đơn vị sử dụng trong giao dịch thuế và bảo hiểm xã hội.
- Ninh Thuận: Văn thư.
- Phú Thọ: cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông, chủ tài khoản, kế toán trưởng các cơ quan, đơn vị có giao dịch với Kho bạc Nhà nước.
- Thái Bình: tất cả cán bộ của Sở Thông tin và Truyền thông và trung tâm hành chính cấp tỉnh (đang triển khai đến trung tâm hành chính công cấp huyện).
- Thanh Hóa: tất cả cán bộ của Sở Thông tin và Truyền thông và trung tâm hành chính cấp tỉnh (đang triển khai đến trung tâm hành chính công cấp huyện) Thanh Hóa: Triển khai thí điểm cấp cho Lãnh đạo và Chánh Văn phòng của một số Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
- Tiền Giang: lãnh đạo, trưởng phòng Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo, trưởng phòng Sở Thông tin và Truyền thông Tiền Giang.
- Trà Vinh: Một số lãnh đạo cấp quận, huyện và cá nhân (lãnh đạo và chuyên viên) thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng Nhân dân tỉnh đăng ký cấp chứng thư số phục vụ triển khai Quyết định số 42/2014/QĐ-TTg ngày 27/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
- Vĩnh Phúc: 100% cán bộ trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để kết nối với hệ thống thông tin Văn phòng Chính phủ; cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông phục vụ hỗ trợ, triển khai trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo Sở Y tế để triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) từ Bộ Y tế.
(***) Phạm vi, mục đích sử dụng khác
- Ninh Thuận: giấy phép lái xe mẫu mới bằng vật liệu PET, xác thực truy cập phần mềm Chính phủ.
- Long An: kết nối hệ thống thông tin của Trung ương.
- Đồng Nai, Phú Thọ, Quảng Bình: Giao dịch với Kho bạc Nhà nước.
(****) Phần mềm khác
- Bắc Kạn: Công báo điện tử tỉnh.
- Bến Tre, Hà Nam: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
- Bình Thuận: Phần mềm DVCTT.
- Cà Mau: Phần mềm quản lý hồ sơ công việc liên thông.
- Thành phố Hà Nội: Hệ thống phần mềm dùng chung.
- Hà Tĩnh: Cổng thông tin điện tử, hệ thống congbao.hatinh.gov.vn.
- Hậu Giang: Phần mềm Quản lý văn bản của tỉnh.
- Long An: Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (phần mềm do Trung tâm CNTT và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Long An tự phát triển).
- Thái Nguyên: Hệ thống công báo tỉnh.
- Vĩnh Phúc: Hệ thống Cổng Thông tin Điện tử tỉnh.
Bên cạnh việc ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, các địa phương còn cung cấp DVCTT ứng dụng chữ ký số. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn chưa cao tại các cơ quan nhà nước, địa phương. Chỉ có 8/63 địa phương ứng dụng dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số (chiếm 12,70%). Trong đó, tỷ lệ sử dụng chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp chiếm tỷ lệ cao (12.70%) hơn chữ ký số công cộng (4,76%).
Bảng 4. Tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến ứng dụng chữ ký số tại các địa phương trong giai đoạn 2017 - 2018 (tính đến 31/3/2018)
Trong số 63 địa phương, có 08 địa phương cung cấp DVCTT ứng dụng chữ ký số bao gồm Bình Thuận, Cà Mau, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Tiền Giang.
Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng chữ ký số trong các DVCTT tại các địa phương được thể hiện trong các mặt: Hỗ trợ cho quá trình cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; Tiết kiệm, rút ngắn thời gian đăng tải và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; Tiết kiệm nhân lực trong kiểm tra, rà soát thông tin của doanh nghiệp, cá nhân tham gia dịch vụ công trực tuyến và đảm bảo tính bí mật, toàn vẹn.
Bảng 5. Hiệu quả ứng dụng chữ ký số trong các dịch vụ công trực tuyến tại các địa phương trong giai đoạn 2017 - 2018 (tính đến 31/3/2018)