Đây là lần đầu tiên một công ty công nghệ của Nga được thêm vào danh sách vốn được coi là đa phần dành cho các công ty viễn thông của Trung Quốc. Cũng trong ngày 25/3, danh sách được bổ sung cùng với Kaspersky còn có China Telecom (Americas) Corp và China Mobile International USA.
Danh sách bao gồm các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ bảo mật thông tin được cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp bởi công ty hoặc bất kỳ công ty tiền nhiệm, người kế nhiệm, công ty mẹ, công ty con hay bất kỳ một chi nhánh nào.
FCC cho biết quyết định này được đưa ra theo Chỉ thị hoạt động ràng buộc (BOD) do Bộ An ninh Nội địa ban hành vào ngày 11/9/2017. Cụ thể, Chỉ thị nêu ra việc cấm các cơ quan liên bang sử dụng các sản phẩm mang nhãn hiệu Kaspersky trong hệ thống thông tin của họ.
Đáp lại, nhà cung cấp dịch vụ bảo mật cho biết họ rất thất vọng với quyết định của FCC vì quyết định này "được đưa ra trên cơ sở chính trị" mà không có bất kỳ đánh giá kỹ thuật nào đối với các sản phẩm của họ.
Công ty cũng nói thêm rằng: "Kaspersky khẳng định rằng các lệnh cấm của Chính phủ Hoa Kỳ dựa trên Chỉ thị ban hành năm 2017 đối với các tổ chức liên bang và nhà thầu liên bang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Kaspersky là trái với hiến pháp, dựa trên các cáo buộc không có căn cứ và thiếu bằng chứng công khai về hành vi sai trái của công ty".
Thông báo được đưa ra khi HackerOne (nền tảng Bug Bounty nổi tiếng nhất thế giới) cho biết, họ sẽ đình chỉ vô thời hạn quyền truy cập của Kaspersky vào nền tảng tiền thưởng lỗi để đáp lại các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga và Belarus. HackerOne cho biết họ thấy hành động đơn phương này là một hành vi không thể chấp nhận được.
Quyết định của FCC cũng dựa trên một cảnh báo do Văn phòng Bảo mật Thông tin Liên bang (BSI) của Đức đưa ra trong tháng 3/2022 chống lại việc sử dụng các giải pháp bảo mật của Kaspersky trong nước vì nghi ngờ về độ tin cậy của nhà sản xuất.
Trước đó, Cơ quan An ninh mạng Liên bang Đức (BSI) đã ra cảnh báo về phần mềm diệt virus của Kaspersky do lo ngại rằng công ty này có thể bị chính phủ Nga gây áp lực thâm nhập hạ tầng kỹ thuật số của các quốc gia khác. BSI cũng cho rằng có rủi ro cơ quan an ninh Nga sử dụng phần mềm của Kaspersky để tấn công mạng mà công ty này không hề hay biết.