20 Kết quả cho Hashtag: 'AN NINH QUỐC GIA'
-
Sắp diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia về “An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia”
Hoàng Hằng07:50 | 12/06/2023Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia” dự kiến sẽ được diễn ra vào 8 giờ ngày 15/6/2023 (thứ 5) tại Học viện Kỹ thuật mật mã. Hội thảo do Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức. Đây là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức trao đổi, thảo luận nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về an ninh mạng và mật mã, an ninh phi truyền thống, an ninh quốc gia. -
Trung Quốc: Luật Chống gián điệp sửa đổi nhằm tăng cường đảm bảo an ninh quốc gia
Hoàng Hằng09:53 | 06/06/2023Các nhà lập pháp Trung Quốc đã thông qua một bản cập nhật trên phạm vi rộng đối với luật chống gián điệp của Bắc Kinh vào ngày 26/4 , cấm chuyển giao bất kỳ thông tin nào liên quan đến an ninh quốc gia và mở rộng định nghĩa về gián điệp. Đây là bước đi tiếp theo của Bắc Kinh nhằm tăng cường đảm bảo an ninh quốc gia trong bối cảnh môi trường quốc tế có nhiều biến động. -
Phê duyệt chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030
Nguyễn Liên18:09 | 16/08/2022Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 phê duyệt chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Nội dung đáng chú ý của chiến lược là cần phải xây dựng hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia từ các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số. -
Những vấn đề lý luận về An ninh phi truyền thống trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia
M.H15:07 | 27/06/2022Chiều 24/6, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức chương trình tọa đàm với đề tài “Những vấn đề lý luận về An ninh phi truyền thống trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia”. Thông qua buổi tọa đàm các nhà khoa học đã đưa ra các ý kiến giúp đề tài hoàn thiện đầy đủ và chính xác, trọng tâm hơn. -
Bảo vệ an ninh mạng và cơ sở hạ tầng trọng yếu tại một số quốc gia trên thế giới
Nguyễn Anh Tuấn14:36 | 16/06/2022Các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng đã khiến nhiều nước phải xem xét việc tăng cường quy định về tuân thủ, bảo đảm an ninh mạng, đặc biệt là với những tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) liên quan đến cơ sở hạ tầng trọng yếu. Vì khi những TC/DN này bị tấn công mạng thì tác động của nó có thể gây ra những hậu quả sâu rộng, ảnh hưởng đến cả an ninh quốc gia. Bài báo sau đây sẽ cho độc giả biết thêm về các thông tin ban hành, triển khai cũng như những ý kiến tranh luận, phân tích về luật và các quy định dưới luật về bảo vệ an ninh mạng và cơ sở hạ tầng trọng yếu tại một số nước trên thế giới. -
Đánh giá về năng lực không gian mạng của Nhật Bản (Phần I)
Trần Văn Liệu (Bộ Công an)14:06 | 05/05/2022Nhật Bản là một trong những nước dẫn đầu toàn cầu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực thương mại kể từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, việc sẵn sàng ứng phó với các vấn đề an ninh mạng chỉ được đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Bài báo này tập trung đánh giá về năng lực không gian mạng của Nhật Bản trên 7 khía cạnh. Phần 1 của bài báo tập trung phân tích về chiến lược và học thuyết; tổ chức, chỉ huy và kiểm soát; khả năng tình báo mạng của Nhật Bản. -
Tìm hiểu Luật an toàn dữ liệu của chính phủ Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam trong tình hình mới
TS. Nguyễn Quốc Toàn, Đặng Vũ Trung (Vụ Khoa học - Công nghệ, Ban Cơ yếu Chính phủ)10:43 | 04/11/2021Luật An toàn dữ liệu (Data Security Law - DSL) được chính phủ Trung Quốc thông qua vào ngày 10/6/2021 và có hiệu lực từ ngày 01/9/2021. Đạo luật mới áp dụng với các tổ chức, cá nhân Trung Quốc hoạt động trong và ngoài nước, cũng như tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc, điều này có thể khiến Trung Quốc trở thành một ốc đảo dữ liệu so với phần còn lại của thế giới và coi vấn đề bảo vệ dữ liệu chủ yếu từ quan điểm an ninh quốc gia của Trung Quốc. Dữ liệu mà Trung Quốc quản lý gồm cả dữ liệu ở dạng phi điện tử, tức là “bản ghi thông tin ở bất kỳ dạng nào”.